NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Răng trẻ em bị lung lay phải làm sao? Bao lâu thì nhổ?

Răng trẻ em bị lung lay phải làm sao? Bao lâu thì nhổ?

Răng trẻ em bị lung lay là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm và cần giải đáp. Việc thiếu hiểu biết sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thay răng sữa và sức khỏe răng miệng của bé. Hãy cùng Nha Khoa Trẻ đến với một số kiến thức, lưu ý giúp ba mẹ có thể xử lý tình trạng này.

1. Răng trẻ em bị lung lay có đáng lo ngại không? 

Ở trẻ nhỏ, đây không phải một vấn đề đáng lo ngại. Đến một độ tuổi nhất định, những chiếc răng sữa sẽ có dấu hiệu rụng dần và được thay thế bởi những chiếc răng vĩnh viễn. Đây là cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ đang diễn ra hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên nếu răng có dấu hiệu gãy rụng lại là răng vĩnh viễn, phụ huynh thật sự cần chú ý. Răng vĩnh viễn không có răng mọc thay thế như răng sữa. Nếu thực hiện nhổ, trẻ sẽ bị mất răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này. 

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân sẽ khiến răng trẻ em bị lung lay. Cả răng vĩnh viễn và răng sữa đều có thể bị tác động do các yếu tố khác. Tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Nếu có một lực tác động mạnh vào hàm răng khi ngã hoặc va chạm, răng sẽ dễ dàng bị lung lay gãy rụng. Nếu va chạm nhẹ, răng sẽ tự cố định theo thời gian. Nếu răng rơi ra hoặc xô lệch, cần đến nha sĩ để đánh giá tổng quát mức độ ảnh hưởng.
  • Sâu răng ảnh hưởng trực tiếp đến các răng lân cận và sức khỏe răng miệng. Khi bị sâu, răng có thể bị hư hại và cần loại bỏ để không ảnh hưởng. Nếu hàn trám không thể khắc phục, bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ răng bị sâu để các răng khác không ảnh hưởng.
Răng trẻ em bị lung lay do sâu răng cần điều trị triệt để

Răng trẻ em bị lung lay do sâu răng cần điều trị triệt để

  • Răng sữa lung lay mãi không rụng sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc sau này. Việc chèn ép các răng sẽ gây cảm giác khó chịu, đau nhức ở khoang miệng. Cần thực hiện nhổ bỏ để răng vĩnh viễn có thể mọc bình thường.
  • Trẻ mắc một số bệnh lý răng miệng như viêm, nhiễm trùng, viêm chóp nặng,… cần thực hiện nhổ bỏ răng để chữa trị.

Nha Khoa Trẻ xin lưu ý rằng ba mẹ không nên thực hiện nhổ răng vĩnh viễn của trẻ. Răng sữa có thể thực hiện nhổ tại nhà khi đã có dấu hiệu rụng. Tuy nhiên nếu răng vĩnh viễn bị tác động hoặc bị lung lay, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được hỗ trợ. 

2. Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

Đây là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh khi thấy răng trẻ em bị lung lay. Thông thường khi có dấu hiệu, bố mẹ sẽ tự tác động hoặc khuyến khích trẻ nhổ nhanh nhất có thể. Tuy nhiên điều này sẽ gây đau và chảy máu nhiều, thậm chí gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tùy vào vị trí của răng sẽ có khoảng thời gian lung lay khác nhau. Răng cửa và răng nanh sẽ dễ rụng hay dễ nhổ hơn khi đạt đến độ lung lay nhất định. Răng cối nhỏ và răng hàm sẽ khó hơn đôi chút vì chân răng dài và bám vào mô lợi. 

Thông thường, răng sẽ lung lay trong vài ngày đối với răng cửa. Còn răng hàm, răng cối nhỏ sẽ mất khoảng 1 tháng. Dưới đây là một số tín hiệu giúp cha mẹ nhận biết răng sữa lung lay sắp rụng:

  • Nướu, lợi của trẻ sưng đỏ.
  • Xung quanh chân răng có cảm giác ngứa, đau.
  • Quan sát được một chân răng trắng hơn ở dưới, sẵn sàng thay thế vị trí răng ở trên.
  • Răng càng ngày lung lay, cảm giác đau nhức liên tục.
Răng sữa của trẻ sắp rụng có nhiều dấu hiệu

Răng sữa của trẻ sắp rụng có nhiều dấu hiệu

Các dấu hiệu trên sẽ giúp ba mẹ xác định được răng trẻ em bị lung lay bao lâu thì nhổ là hợp lý. Thay vì tác động mạnh để ép răng rụng, trẻ hoàn toàn có thể dùng đầu lưỡi đẩy vào chân răng. Cảm giác đau nhức sẽ hạn chế hơn và bớt chảy máu khi nhổ. 

3. Các cách nhổ răng sữa tại nhà

Nhổ răng sữa đang lung lay có thể thực hiện tại nhà nhưng cần quan tâm đến một số vấn đề. Nếu thực hiện không đúng cách có thể gây ra một số nguy cơ như chảy máu nhiều, nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

  • Cần vệ sinh tay và dụng cụ nhổ sạch, tránh lây vi khuẩn.
  • Động viên thay vì bắt ép trẻ nhổ theo ý bố mẹ.
  • Thực hiện nhanh gọn, không kéo dài thời gian sẽ khiến trẻ sợ và đau kéo dài.

Sau khi nắm rõ lưu ý này, ba mẹ có thể thực hiện theo các cách dưới đây:

Cách 1: Nhổ răng lung lay bằng tay

  • Ba mẹ rửa sạch tay.
  • Đặt miếng gạc lên chiếc răng lung lay.
  • Sử dụng lực mạnh và nhanh chóng đẩy chiếc răng trẻ em bị lung lay khỏi vị trí ban đầu. Thao tác dứt khoát sẽ hạn chế tối đa cơn đau cho trẻ.
  • Cho bé súc miệng với nước sạch, ngậm bông băng để cầm máu trong 15 phút.

Cách 2: Nhổ răng lung lay bằng chỉ

Cách thực hiện này được nhiều ba mẹ đã áp dụng vì các bé sẽ bớt lo lắng hơn so với dùng tay. Khi răng sữa lung lay và cần nhổ, phụ huynh buộc chỉ thật chắc vào thân răng. Sau đó, dùng lực kéo mạnh để lôi chiếc răng đó ra. Cho bé súc miệng và cầm máu để hoàn thành công đoạn nhổ.

Nhổ răng bằng chỉ thường xuyên được phụ huynh lựa chọn

Nhổ răng bằng chỉ thường xuyên được phụ huynh lựa chọn

Xem thêm:

Chấn thương răng sữa ở trẻ em phải xử lý như thế nào?

Răng sữa mọc thưa có đáng lo ngại hay không?

4. Răng sữa rụng sớm, răng vĩnh viễn bị lung lay: Đâu là giải pháp tối ưu?

Tình trạng răng sữa rụng sớm có thể gặp ở một số bạn nhỏ. Điều này khiến ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc ra sau này cũng như khi phát âm, tập ăn nhai. Bên cạnh đó, răng trẻ em bị lung lay có thể là răng vĩnh viễn khiến nhiều phụ huynh lo lắng không biết làm như thế nào. Hàm giữ khoảng là cứu tinh cho vấn đề này.

Hàm giữ khoảng là một loại khí cụ bằng nhựa acrylic hoặc kim loại. Hàm được thiết kế riêng với mỗi cung hàm của trẻ nhằm giữ khoảng trống. Phương pháp này được sử dụng với trẻ trong các trường hợp như:

  • Chấn thương ngoài ý muốn khiến răng trẻ em bị lung lay, vỡ nứt và phải thực hiện nhổ bỏ.
  • Xuất hiện các một số bất thường về số lượng răng như thiếu răng, răng mọc có hình thể và cấu trúc khác răng thường.
  • Răng sữa rụng quá sớm và cần giữ các răng khác không mọc đè hay chen lấn sang vị trí răng đã mất.

Trồng răng Implant không dành cho người quá ít tuổi, đang trong thời kỳ xương phát triển. Sử dụng hàm giữ khoảng được khuyên dùng trước khi thực hiện trồng răng Implant thay thế cho răng trẻ em bị lung lay đã mất. Việc ảnh hưởng phát âm hay các biến chứng có thể xảy ra sẽ được hạn chế.

Trồng răng Implant không được khuyến khích cho trẻ em

Trồng răng Implant không được khuyến khích cho trẻ em

Trên đây là bài viết của Nha Khoa Trẻ về chủ đề “Răng trẻ em bị lung lay có nên thực hiện nhổ không?”. Nếu bậc phụ huynh còn thắc mắc cần tư vấn hay có nhu cầu thực hiện nhổ răng sữa lung lay cho bé, liên hệ với chúng tôi qua hotline 0901.334.334.

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website