Sai khớp cắn loại 2 là gì? Cách điều trị triệt để như thế nào?
Sai khớp cắn loại 2 không chỉ gây mất thẩm mỹ hàm răng và khuôn mặt mà còn gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm, thậm chí là gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Sai khớp cắn được phân định thành nhiều dạng khác nhau như răng hô vẩu, răng cắn ngược, khấp khểnh,… Và răng hô vẩu hay còn gọi là sai khớp cắn loại 2 là tình trạng phổ biến nhất khiến khuôn mặt mất đi sự cân xứng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Vậy cụ thể thì sai khớp cắn loại 2 là gì? Cách nhận biết và điều trị như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về dạng sai khớp cắn này nhé!
1. Đặc điểm để nhận biết sai khớp cắn loại 2
Sai khớp cắn loại 2 là dạng răng hô vẩu khá nghiêm trọng làm mất đi sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới. Cả răng và xương hàm hàm trên đều nhô ra ngoài nhiều hơn so với hàm dưới, nhìn nghiêng sẽ thấy khuôn mặt bị “lồi”. Một số trường hợp răng bị hô vẩu còn gay hở lợi khi cười khiến nụ cười kém duyên.
Đặc điểm cơ bản để nhận biết tình trạng sai khớp cắn loại 2 bao gồm:
- Các răng hàm trên chìa ra trước quá mức, vượt ra giới hạn của môi.
- Sai khớp cắn loại 2 khiến môi không thể khép lại ở tư thế nghỉ mà luôn để lộ răng.
- Đường thẳng nối từ trán xuống miệng trượt ra trước thì khả năng cao là bị hô vẩu.
- Cằm bị thụt vào trong, cằm ngắn quá mức.
Sai khớp cắn loại 2 không chỉ gây mất thẩm mỹ hàm răng và khuôn mặt mà còn gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm. Hậu quả của tình trạng sai khớp cắn còn nghiêm trọng hơn nữa với những biến chứng chấn thương khớp cắn, đau khớp hàm, viêm khớp thái dương hàm và gián tiếp gây áp lực lên hệ tiêu hóa do ăn nhai khó khăn. Chính vì vậy, việc điều trị sai khớp cắn là rất quan trọng để sở hữu hàm răng thẳng đều, chuẩn khớp cắn và ngăn ngừa nhiều nguy cơ răng miệng.
2. Những nguyên nhân gây ra tình trạng sai khớp cắn loại 2
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai khớp cắn loại 2 nhưng chủ yếu là do:
- Yếu tố di truyền: Nếu các thế hệ ông bà hay cha mẹ có biểu hiện răng hô vẩu thì có khả năng cao là con sinh ra cũng gặp tình trạng tương tự.
- Do nhiều thói quen xấu trong giai đoạn mọc răng: Cụ thể là những thói quen mút tay, đẩy lưỡi, thở miệng, chống cằm,… khiến răng mọc sai lệch và chìa ra phía trước.
- Do xương hàm phát triển sai lệch: Xương hàm trên phát phát triển quá mức, hoặc xương bị hóp lại khiến các răng cửa nhô ra trước gây ra tình hô vẩu hay sai khớp cắn loại 2.
- Do mất cân đối giữa răng và xương hàm: Các răng kích thước lớn trong xương hàm quá nhỏ sẽ làm răng mọc chen chúc, đẩy các răng nhô ra ngoài. Trường hợp khác khi xương hàm quá lớn so với răng thì lại gây ra hiện tượng răng thưa và hàm bị vẩu.
3. Giải pháp điều trị sai khớp cắn loại 2 hiệu quả tối ưu
Nếu nhận thấy các biểu hiện của tình trạng sai khớp cắn loại 2 thì tốt nhất là bạn nên đến nha khoa thăm khám để có phương án điều trị phù hợp. Tùy vào mức độ hô vẩu do răng hay xương hàm mà bác sĩ sẽ chỉ định một trong những phương pháp dưới đây.
3.1 Niềng răng hô vẩu
Niềng răng thẩm mỹ nhằm khắc phục các khiếm khuyết do răng bao gồm cả tình trạng răng hô vẩu, lệch lạc. Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha là mắc cài, dây cung hoặc máng niềng trong suốt để gắn lên răng, tác động lực để dần dịch chuyển răng dần về vị trí mong muốn.
Khi đó, khớp cắn sai lệch cũng sẽ được điều chỉnh về dạng khớp cắn chuẩn, các răng sắp xếp thẳng hàng giúp đạt thẩm mỹ cao, chức năng ăn nhai tốt. Tuy nhiên, quá trình niềng răng lệch khớp cắn tương đối dài nên cần bạn thật sự kiên trì, thường sẽ mất khoảng 1 – 2 năm để hoàn tất chỉnh nha.
Xem thêm: Cách chữa trật khớp thái dương hàm
3.2 Phẫu thuật chỉnh sai khớp cắn loại 2
Sai khớp cắn loại 2 và các trường hợp sai khớp cắn loại 3 nghiêm trọng do cấu trúc xương hàm phát triển lệch lạc thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật xương hàm. Để điều trị răng hô vẩu, bác sĩ sẽ cắt bỏ 1 phần xương hàm trên để đẩy lùi hàm vào trong sao cho cần đối với hàm dưới.
Phương pháp này thực hiện trong khoảng 2 giờ đồng hồ, sau đó cần thêm vài tháng để có thể bình phục hoàn toàn và trở lại ăn uống như bình thường. Đây là kỹ thuật phức tạp nên yêu cầu bác sĩ thực hiện có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, có một số trường hợp sẽ phải kết hợp phẫu thuật và niềng răng để đồng thời điều chỉnh răng và khớp cắn. Thường thì niềng răng sẽ được thực hiện trước để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật sau này.
Trên đây là kiến thức xoay quanh tình trạng sai khớp cắn loại 2, hy vọng bạn đã nắm rõ được những thông tin hữu ích cho bản thân. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác hoặc bạn cần thăm khám tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat bên phải.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa