Attachment trong nha khoa là gì? Quy trình gắn thực hiện thế nào?
Attachment trong nha khoa có tác dụng gì? Sử dụng trong trường hợp nào? Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết dưới đây của Nha khoa Trẻ.
Với phương pháp niềng răng Invisalign hiện đại, một số trường hợp sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định gắn Attachment hỗ trợ chỉnh nha, đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, đạt kết quả cao sau niềng Invisalign.
Vậy Attachment trong nha khoa là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật này trong bài viết ngay sau đây.
1. Attachment trong nha khoa là gì?
Attachment trong nha khoa là nút đặt lực (nút chặn, mấu chặn niềng) làm bằng nhựa Composite. Chúng có nhiều hình dáng khác nhau nhưng có cùng màu sắc tương tự răng thật.
Tùy vào từng tình trạng răng hô, răng móm, lệch lạc và phác đồ điều trị cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định hình dạng và vị trí gắn Attachment khi niềng Invisalign.
Để đảm bảo độ bền chắc của nút đặt lực trong suốt thời gian đeo máng, Attachment sẽ được gắn lên răng bằng một loại keo nha khoa chuyên dụng. Khi đó sẽ không cần tiến hành mài răng hay khoan lên răng, sau chỉnh nha thì việc tháo Attachment và xóa vết gắn cũng được thực hiện dễ dàng.
2. Attachment có tác dụng gì trong chỉnh nha Invisalign?
Attachment sử dụng trong chỉnh nha Invisalign với 2 vai trò chính:
- Làm điểm bám cố định cho các khay Invisalign.
- Là nút đặt lực của khay niềng.
Attachment hỗ trợ các kỹ thuật trong niềng răng bao gồm:
- Đóng khoảng nhổ răng
- Làm trồi răng
- Đánh lún răng
- Xoay răng về đúng hướng
- Dịch chuyển tịnh tiến chân răng
Hiện nay đã có phiên bản Invisalign G7 tập trung vào vào việc tăng cường kiểm soát răng cửa bằng các điểm đặt lực mới nhằm:
- Được dịch chuyển chính xác khi được hỗ trợ bởi các nút đặt lực Attachment bởi đây là những chiếc răng khó kiểm soát nhất.
- Rút ngắn được thời gian niềng từ 4 - 6 tháng điều trị, cũng nhờ vậy mà niềng Invisalign được đánh giá là hiệu quả nhanh chóng.
Lưu ý rằng không phải tất cả các răng đều được gắn điểm đặt lực này mà chỉ có một số răng được yêu cầu gắn Attachment. Điều này sẽ được bác sĩ tính toán từ trước và có Clincheck video để chỉ rõ cho bạn vị trí đặt các điểm tạo lực nếu cần thiết.
3. Gắn Attachment ở giai đoạn nào khi niềng Invisalign?
Để xác định thời điểm gắn Attachment thì bạn cần thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa. Mỗi ca điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định gắn điểm đặt lực ở giai đoạn điều trị khác nhau.
Có những trường hợp sẽ gắn Attachment ngay trong quá trình đeo khay hàm đầu tiên, sau đó được cố định ở các hàm nắn chỉnh tiếp theo. Khi kết thúc chỉnh nha và đeo hàm duy trì thì các nút đặt lực sẽ được tháo ra.
Giai đoạn gắn Attachment sẽ phụ thuộc vào 5 yếu tố sau:
1. Tình trạng răng ban đầu
- Độ phức tạp của lệch lạc răng: Nếu răng có độ lệch lạc lớn, việc đặt attachment sẽ cần thực hiện sớm để hỗ trợ kiểm soát chuyển động.
- Loại lệch lạc cần điều chỉnh: Ví dụ, di chuyển răng xoay, răng bị nghiêng, hoặc di chuyển răng dọc (đẩy lên/xuống) thường cần đến attachment để gia tăng lực bám và độ chính xác.
2. Kế hoạch dịch chuyển răng
- Thiết kế khay niềng: Invisalign được lập trình theo từng giai đoạn di chuyển răng. Attachment có thể được đặt ngay từ đầu hoặc sau một vài giai đoạn khay, tùy vào thời điểm cần tăng lực cho những chuyển động cụ thể.
- Mục tiêu từng giai đoạn: Nếu cần những chuyển động phức tạp, như làm thẳng hàng răng hoặc điều chỉnh cắn khớp, attachment sẽ được đặt sớm hơn.
3. Loại attachment cần sử dụng
- Hình dạng và chức năng: Một số loại attachment (ví dụ: để xoay răng hoặc tạo điểm tựa) cần được đặt sớm hơn nếu việc dịch chuyển răng cần hỗ trợ ngay từ đầu.
- Số lượng attachment: Bác sĩ sẽ cân nhắc số lượng và vị trí cần thiết dựa trên mức độ phức tạp và sự ổn định của khay niềng.
4. Đánh giá của bác sĩ
- Sự chuẩn bị của bệnh nhân: Nếu bệnh nhân không sẵn sàng đặt attachment (do lo lắng hoặc cần thời gian làm quen, thường với trường hợp trẻ nhỏ),bác sĩ có thể tạm hoãn để đảm bảo sự hợp tác,
- Đánh giá trong quá trình điều trị: Trong một số trường hợp, attachment có thể được đặt hoặc điều chỉnh trong các giai đoạn tiếp theo nếu cần thiết.
5. Công nghệ và phần mềm Invisalign
- Kế hoạch điều trị được bác sĩ lập trình trên phần mềm ClinCheck của Invisalign. Thời điểm đặt attachment sẽ được xác định chính xác dựa trên mô phỏng 3D và chiến lược điều trị.
4. Quy trình gắn attachment như thế nào?
Thông thường, sau khi nhận được khay niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn Attachment theo kế hoạch đã được thống nhất. Quy trình gắn sẽ diễn ra như sau:
- Bước 1: Thống nhất kế hoạch niềng răng Invisalign với khách hàng
- Bước 2: Bác sĩ gửi các dữ liệu mẫu hàm đã scan trước đó về trung tâm Invisalign ở Mỹ.
- Bước 3: Kỹ thuật viên tại Mỹ sẽ chế tác bộ khay Invisalign theo đúng thông số đó, đảm bảo sự riêng biệt và vừa vặn cho khách hàng.
- Bước 4: Bác sĩ hẹn khách hàng nhận bộ đợt khay đầu tiên (thường sau 1 tuần bộ khay sẽ được gửi về Việt Nam).
- Bước 5: Bác sĩ tiến hành gắn Attachment lên răng, Attachment được cố định trong suốt thời gian niềng. Đồng thời bác sĩ cũng hướng dẫn khách hàng cách đeo, tháo, vệ snh khay niềng, răng miệng.
Nếu trong kế hoạch niềng việc gắn Attachment được thực hiện vào giai đoạn khác, bác sĩ sẽ chủ động hẹn khách hàng đến để thực hiện.
Trong thời gian đeo máng, việc không may bị rơi các nút chặn Attachment là rất hiếm gặp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tai nạn, va đập mạnh có thể làm các nút này bị rơi ra. Khi đó, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và tiến hành đặt các nút Attachment mới.
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ chi tiết về kỹ thuật gắn Attachment trong chỉnh nha Invisalign, hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa