Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và các phương pháp điều trị
Viêm khớp tái dương hàm là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào?

Viêm khớp thái dương hàm là một từ ngữ dân gian dùng để chỉ bệnh rối loạn khớp dương hàm.
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm ở nước ta ngày càng tăng trong khi đó có ít bệnh viện và phòng khám nha khoa chuyên sâu về điều trị viêm khớp thái dương. Đây là nỗi ám ảnh của nhiều người mắc bệnh.
Khớp thái dương hàm là một trong ba thành phần của hệ thống nhai. Khi khớp bị viêm, quá trình ăn nhai sẽ bị gián đoạn, biểu hiện rõ ràng nhất là đau vùng trước tai và không thể ăn nhai được.
Do đó viêm khớp thái dương hàm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời - đúng cách với bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để tránh bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.
1. Viêm khớp thái dương hàm là gì?
Khớp thái dương hàm là một khớp động, trong đó lồi cầu của xương hàm dưới khớp với diện khớp của xương thái dương cùng các thành phần khác như bao khớp, dây chằng khớp, đĩa khớp, mô sau đĩa. Khớp thái dương hàm có vai trò quan trọng, giúp cho hàm dưới đóng - mở để thực hiện các hoạt động như ăn, nói, nuốt,...
Viêm khớp thái dương hàm (còn gọi là rối loạn khớp thái dương hàm) là bệnh lý rối loạn khớp và các cơ mặt xung quanh dẫn đến tình trạng đau, co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ, chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Các triệu chứng hay gặp của bệnh lý viêm khớp thái dương hàm này là:
- Đau ở vùng trước tai, đau vùng má, đau đầu vùng thái dương, đau đầu, khó há miệng, có tiếng lục cục khớp khi há miệng hoặc thậm chí không há miệng được do trật khớp. Đau tăng lên rõ rệt khi ăn nhai.
- Một số bệnh nhân có thể bị đau vai gáy, đau tai, đau mắt và có thể đi khám nhầm ở các chuyên khoa này.
- Dễ bị mỏi hàm khi ăn, cảm giác ăn không ngon miệng.
2. Nguyên nhân viêm khớp thái dương hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm là bệnh lý đa nguyên nhân, có thể chia làm 3 nhóm chính:
Rối loạn cơ nhai:
- Co thắt kéo dài do ăn nhai 1 bên (khớp cắn có điểm cản trở làm người bệnh có phản xạ tránh điểm vướng hoặc thói quen ăn nhai 1 bên trong thời gian dài).
- Cơ nhai bị kéo dãn quá mức do há miệng thụ động trong thời gian dài (khi làm các thủ thuật nha khoa) hoặc do nhai miếng thức ăn lớn, dai và cứng.
Rối loạn thái dương hàm:
- Bất thường cấu trúc và hình thái khớp.
- Tổn thương khớp do phản ứng miễn dịch.
- Rối loạn nội tiết tố (thiếu estrogen làm tăng tình trạng giãn dây chằng khớp và rối loạn chuyển hóa mô sụn sợi). Thiếu vitamin D trong máu có thể là 1 nguyên nhân gây viêm khớp.
- Chấn thương khớp thái dương hàm do lực tác động lên vùng trước tai.
- Vi chấn thương khớp do bất thường hoạt động cơ nhai.
Rối loạn hình thái sụn khớp trong phản ứng viêm khớp:
Các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp,... là nguyên nhân hàng đầu gây viêm khớp thái dương hàm.
Các nghiên cứu cho thấy, khớp thái dương hàm là khớp bị tổn thương sau cùng do thoái hóa khớp. Khi sụn khớp bị rối loạn làm thay đổi hình thái sẽ không có thành phần đệm giữa hai cấu trúc xương hàm và xương sọ. Hai đầu xương này sẽ dính lại với nhau làm cho khớp thái dương hàm không thể hoạt động một cách trơn tru.

3. Viêm khớp thái dương hàm không được điều trị sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Trong rối loạn chức năng thái dương hàm, tình trạng đau vùng cơ nhai hoặc sưng nề ở vùng khớp kéo dài có ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của người bệnh.
Hậu quả của quá trình viêm khớp thái dương hàm có thể dẫn tới thoái hóa khớp với các biểu hiện như: tiêu xương chỏm lồi cầu, mòn bề mặt khớp, dính lồi cầu vào hõm khớp,... gây khó há miệng hoặc thậm chí không há miệng được nữa.
Hiện tượng tiếng kêu khớp thường do đĩa khớp bị trật khỏi vị trí thông thường trong quá trình há ngậm miệng. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn tới teo đĩa khớp, thoái hóa khớp và dính khớp nếu không được điều trị đúng cách.
4. Điều trị viêm khớp thái dương hàm như thế nào?
Điều trị viêm khớp thái dương hàm bao gồm điều trị triệu chứng đau, điều trị nguyên nhân gây bệnh và phẫu thuật.
Điều trị triệu chứng:
Điều trị triệu chứng hay còn gọi là phương pháp điều trị ban đầu, là phương thức được thực hiện ngay từ những lần gặp gỡ đầu tiên của bác sĩ với bệnh nhân, bao gồm:
- Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm.
- Thay đổi chế độ ăn: Hạn chế ăn đồ dai cứng, nên ăn đồ mềm.
- Vật lý trị liệu (chườm nóng ở vùng trước tai tương ứng với vị trí khớp thái dương hàm, dùng sóng siêu âm, laser để giảm đau,…)
- Thay đổi hành vi thói quen xấu: Nghiến răng, siết chặt răng,...
- Hạn chế há miệng to hay nói to tiếng.
- Thôi miên và thiền để giúp cơ được thư giãn, giảm đau.
- Giảm thiểu lo lắng, stress.
- Kết hợp đông y (châm cứu, day bấm huyệt).
Tuy được xem là phương thức điều trị ban đầu nhưng các điều trị này cần được cũng có lập đi lập lại trong suốt quá trình điều trị, ngay cả khi đã thực hiện các điều trị không hoàn nguyên trên bệnh nhân (mài chỉnh khớp cắn, phẫu thuật...)
Điều trị nguyên nhân:
- Mài chỉnh khớp cắn: Nếu bị viêm khớp thái dương hàm do sang chấn khớp cắn, bác sĩ sẽ mài chỉnh điểm vướng cộm trên răng nhằm giúp người bệnh có một khớp cắn sinh lí, ăn nhai đều hai bên.
- Máng nhai: Tác dụng của máng nhai là khôi phục lại khớp cắn sinh lý ban đầu cho người bệnh, cân bằng hệ thống cơ - khớp giúp hết đau mỏi cơ và bảo vệ được khớp thái dương hàm.
Phẫu thuật:
Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm được chỉ định khi tất cả các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Điều trị có thể bao gồm cắt lồi cầu nếu dính khớp hoặc cắt một phần cành cao xương hàm dưới nếu mỏm vẹt và cung gò má cũng bị ảnh hưởng.
Khi bị viêm khớp thái dương hàm nên xử lý như thế nào
Khi có các triệu chứng nghi ngờ của bệnh viêm khớp thái dương hàm sau cần đến ngay cơ sở y tế khám để được tư vấn và điều trị:
- Mỏi cơ khi ăn nhai há miệng.
- Đau vùng góc hàm, thái dương, vùng dưới hàm.
- Đau có thể lan sang gáy, cổ, hay xuống dưới cánh tay.
- Đau trước tai, trong tai.
- Há miệng có tiếng khớp kêu lục cục hoặc không há được, ăn nhai khó khăn, có thể đau các răng.
Tùy thuộc nguyên nhân gây rối loạn cơ khớp thái dương hàm mà có phương pháp điều trị cụ thể và kèm theo đó là giảm đau cơ khớp, giãn cơ, tập vật lý trị liệu như xoa bóp, chiếu tia hồng ngoại, tập vận động dưới hàm, đeo máng nhai. Bên cạnh đó người bệnh cần duy trì thực hiện các biện pháp đơn giản tại nhà nhưng đem lại hiệu quả vô cùng cao như:
- Chế độ ăn mềm: các món canh hầm, cháo, sinh tố trong 2 đến 4 tuần đầu cho đến khi các triệu chứng đau giảm dần.
- Tránh cử động mạnh như ngáp quá to, nhai kẹo cao su, hạn chế đưa hàm sang 2 bên. Bốn điều cần tránh: cứng – quá to – quá dai – quá nhiều.
- Điều quan trọng nhất khi tập các bài tập ở nhà là không được làm tổn thương thêm các cơ và khớp thái dương hàm. Do đó, khi thấy có dấu hiệu đau tăng cần phải tái khám càng sớm càng tốt.
Để phòng tránh bệnh viêm khớp thái dương hàm tiến triển nặng nề, người bệnh nên:
- Hạn chế mở miệng đột ngột hoặc quá rộng nhất là khi ăn hoặc ngáp.
- Tuyệt đối không cắn chặt răng, nghiến răng khi ngủ.
- Từ bỏ thói quen cắn móng tay.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Không ăn thức ăn quá cứng, quá dai.
- Nếu có bệnh lý về răng hãy đi khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Viêm khớp thái dương hàm thường gặp ở lứa tuổi thanh niên - trung niên, với nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do thói quen ăn nhai không đúng cách hoặc chế độ ăn nhiều đồ dai, cứng và nhiễm trùng ở khớp. Phương pháp điều trị viêm khớp tùy theo tình trạng bệnh nhưng cốt lõi là người bệnh cần phải thay đổi thói quen ăn uống và tập luyện bài tập tốt cho hệ thống cơ - khớp thái dương mỗi ngày.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Niềng răng trong suốt Invisalign
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa
- Bệnh khớp thái dương hàm