NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

  • Cẩm nang
  • [Tư vấn] Răng cấm của trẻ bị sâu phải làm sao?

[Tư vấn] Răng cấm của trẻ bị sâu phải làm sao?

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ sáng lập Nha khoa Trẻ Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, đặc biệt về chỉnh nha, chỉnh nha trẻ em, điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm
- Xuất bản: 16/03/2023 - Cập nhật lần cuối: 13/03/2025

Răng cấm là răng hàm lớn số 6, số 7 nằm ở góc trong cùng trên cung hàm của trẻ. Răng số 6 thường mọc lên lúc trẻ 6 tuổi nên bố mẹ thường nhầm lẫn đây là răng sữa, không chú trọng vệ sinh răng miệng kỹ nên dẫn tới sâu răng. 

Răng cấm của trẻ bị sâu phải làm sao?
Răng cấm của trẻ bị sâu phải làm sao?

Răng cấm dễ bị sâu nếu không được chăm sóc đúng cách gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Vậy răng cấm của trẻ bị sâu phải làm sao để điều trị triệt để? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

1. Răng cấm của trẻ bị sâu nguyên nhân do đâu?

Răng cấm của trẻ bị sâu là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do vi khuẩn và mảng bám gây ra. Biểu hiện đầu tiên của sâu răng là sự thay đổi màu sắc (thường thấy là đốm trắng) trên bề mặt men răng. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ tiến triển và tạo ra các lỗ nhỏ liti màu nâu đen trên bề mặt răng, lâu dần sẽ bị ăn mòn sâu hơn nữa vào tận tủy răng gây viêm tủy, hoại tử tủy kéo theo cảm giác đau nhức, ê buốt nghiêm trọng.

Răng cấm của trẻ bị sâu là tình trạng rất thường gặp

Trẻ em rất thường bị sâu răng, đặc biệt là ở những chiếc răng hàm bởi các nguyên nhân sau đây:

  • Răng cấm của trẻ bị sâu chủ yếu xuất phát từ việc không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, hơn nữa đây lại là chiếc răng nằm ở phía sau trong cung hàm nên có thể bị lơ là, bỏ sót khi chải răng.
  • Nếu bố mẹ cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt thường xuyên mà không kiểm soát thì mảng bám có đường sẽ đọng lại trên răng, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra bệnh lý sâu răng.
  • Răng số 6 thường mọc trong giai đoạn từ 5 đến 7 tuổi, lúc này bé chưa ý thức tốt việc vệ sinh răng miệng. Thêm vào đó răng mới mọc khả năng đề kháng với sâu răng kém nên rất dễ sâu. 

Răng cấm hay răng hàm là những chiếc răng nắm giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai và duy trì cấu trúc của khuôn mặt. Do đó, việc bảo vệ răng hàm khỏe mạnh là rất cần thiết để không xảy ra tình trạng răng cấm của trẻ bị sâu nặng làm mất răng sớm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Trẻ bị sâu răng cấm ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng?

Sâu răng không những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm:

  • Tùy theo mức độ sâu răng sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. Ban đầu, trẻ có thể than phiền về một chiếc răng ê buốt, đau khi ăn nhai nhưng nếu trẻ bị sâu răng nặng còn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của trẻ. Tình trạng đau nhức sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, thậm chí là mất ngủ về đêm, tinh thần của trẻ cũng trở nên uể oải. Nó sẽ tác động trực tiếp đến việc học tập và vui chơi trên trường lớp của trẻ.
  • Chức năng của răng hàm là nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày để hỗ trợ cho việc hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa ở dạ dày. Khi răng cấm của trẻ bị sâu gây đau nhức thì sẽ khiến trẻ khó nghiền nát thức ăn, khi đó thức ăn đi xuống dạ dày sẽ gia tăng áp lực khiến hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn hơn. Do đó, nó dễ gây ra các bệnh lý về đường ruột, dạ dày và có thể theo trẻ đến khi trưởng thành.
  • Một số trường hợp khi răng cấm của trẻ bị sâu đã gây viêm tủy còn khiến vi khuẩn viêm nhiễm lan rộng xuống vùng chân răng, dưới nướu. Lúc này nó sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như: viêm lợi, viêm nha chu, áp xe răng,… rất khó điều trị.
  • Răng sâu vỡ lớn không thể điều trị giữ lại cần phải nhổ để tránh nhiễm trùng lan rộng ra xương hàm. Nếu răng câm nhổ sớm, các răng bên cạnh có thể bị xô lệch vào khoảng mất răng dẫn đến răng mọc lệch
Sâu răng gây đau nhức và khiến trẻ mệt mỏi

Như vậy thì răng hàm của trẻ bị sâu sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe toàn thân. Việc bố mẹ nên làm lúc này là nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám và điều trị triệt để bệnh lý, tránh sâu răng tiến triển nặng hơn trước.

3. Cách phòng ngừa và điều trị sâu răng ở trẻ em

3.1 Cách điều trị răng hàm của trẻ bị sâu

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của răng sâu mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị khác nhau. 

  • Đối với những chiếc răng cấm của trẻ bị sâu ở giai đoạn mới chớm thì bác sĩ sẽ tiến hành tái khoáng men răng bằng cách bôi Fluoride tại chỗ để răng cửa trẻ chắc khỏe hơn trước.
  • Trường hợp răng trẻ đã bị sâu ở mức độ nặng hơn và mất cấu trúc răng thì bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám răng sâu cho bé. Đây là phương pháp bảo vệ mô răng tối ưu có thể thực hiện được cả cho người lớn và trẻ em. 
  • Trong các trường hợp răng cấm của trẻ bị sâu đã vào đến tủy răng gây viêm tủy thì sẽ phải thực hiện điều trị tủy triệt để trước rồi mới trám răng sâu, tái tạo hình thể của răng.
Hàn trám răng sâu nhằm ngăn ngừa sâu răng tái phát

3.2 Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ

Để tránh tình trạng răng cấm của trẻ bị sâu hay bất kỳ chiếc răng nào khác trên cung hàm thì tốt nhất bố mẹ nên:

  • Chú ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng của trẻ. 
  • Nên hạn chế cho bé ăn đồ ngọt và bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Đồng thời nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Hãy dặn dò trẻ súc miệng hoặc uống nước ngay sau khi ăn bánh kẹo để giảm nguy cơ sâu răng. 
  • Trẻ ở độ tuổi này có thể vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng cũng như việc chăm sóc răng miệng chưa được thực hiện đúng cách. Do đó, bố mẹ nên hướng dẫn và giúp trẻ hiểu được vấn đề này, từ đó hình thành nên thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Bố mẹ có thể cùng chải răng với con hoặc chải răng giúp con để tăng cường hiệu quả đánh răng. 
  • Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho bé đến nha khoa khám răng định 6 tháng/lần để bác sĩ giúp kiểm tra răng miệng cũng như kiểm soát tốt các bệnh răng miệng (nếu có). Nhờ đó, bố mẹ sẽ hoàn toàn loại bỏ được lo lắng về các biến chứng do sâu răng gây ra.

Sâu răng cấm ở trẻ em tương đối khó điều trị vì bé há miệng nhỏ trong khi răng nằm ở phía sâu trong cung hàm. Thêm vào đó, đa số trẻ em thường sợ nha khoa, rất khó hợp tác để điều trị răng sâu, răng bị xiết. Do đó, bố mẹ cần chú ý đến sức khỏe răng miệng của trẻ và đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện bất thường. 

Nội dung chính
© 2025 Nha Khoa Trẻ.