Hôi miệng từ cổ họng không chỉ đơn giản là việc khoang miệng có mùi hôi khó chịu làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp. Mà rất có thể nó là biểu hiện của các bệnh lý cơ thể liên quan đến dạ dày, chứng trào ngược và các bệnh nội tiết khác. Vậy cụ thể nguyên nhân gây hôi miệng từ cổ họng là gì? Cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
1. Hôi miệng từ cổ họng là biểu hiện của bệnh gì?
Nguyên nhân gây hôi miệng có thể xuất phát từ các bệnh lý răng miệng thông thường như sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng hôi miệng. Tuy nhiên, nếu hôi miệng từ cổ họng thì lại có tỷ lệ cao xuất phát từ các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng hay các bệnh lý cơ thể khác. Cụ thể là các bệnh lý sau đây:
- Viêm xoang: Đây là bệnh tai mũi họng rất phổ biến, xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn trong các xoang mũi. Khi đó các độc tố trong vi khuẩn tạo nên các chất dịch nhầy có màu trắng và thậm chí là có mủ. Nếu kéo dài thì dịch nhầy có thể tràn vào cuống họng gây tắc nghẽn lưu thông không khí, khiến mùi hôi xông thẳng lên miệng.
- Viêm họng: Hôi miệng từ cổ họng có thể xuất hiện khi gặp phải tình trạng viêm họng, đau họng có đờm. Các chất nhầy tích tụ ở cổ họng chính là tác nhân gây hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu.
- Các bệnh về đường tiêu hóa: Trào ngược dạ dày thực quản khiến axit cùng thức ăn bị tiêu hóa ở ở dạ dày trào ngược lên thực quản gây hôi miệng từ cổ họng. Ngoài ra, chứng cơ chứng ợ nóng, có cảm giác nóng ở ngực và có cảm giác vị chua ở khoang miệng cũng sẽ gây hôi miệng.
- Bệnh về thận: Hôi miệng từ cổ họng không nên xem thường bởi nó có thể là biểu hiện của bệnh về thận khá nguy hiểm. Khi thận gặp vấn đề thì khả năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể bị suy giảm gây tích tụ độc tố ở thận, hình thành ra các khí có mùi hôi như khí nitơ.
2. Cách khắc phục tình trạng hôi miệng từ cổ họng
Cách khắc phục tình trạng hôi miệng cần xem xét nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Nếu hôi miệng từ cổ họng xuất hiện cùng với các triệu chứng khác liên quan đến các bệnh lý kể trên thì bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị triệt để. Sau khi các bệnh lý đã chấm dứt thì mùi hôi trong khoang miệng cũng dần biến mất và bạn có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Các bệnh lý răng miệng gây hôi miệng cũng cần phải được điều trị tại nha khoa bằng cách áp dụng các dụng cụ chuyên dụng. Sâu răng sẽ cần thực hiện trám răng, lấy tủy răng để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho khoang miệng và gây hôi miệng. Hay bệnh viêm nướu răng thì bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng cụ thể để chỉ định điều trị, có thể sẽ phải ghép vạt lợi nếu viêm nhiễm nặng đã gây tụt lợi, tụt nướu.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tạm thời tình trạng hôi miệng từ cổ họng như sau:
- Dùng gừng tươi: Gừng được biết đến là một loại thảo được có công dụng rất tốt trong việc điều trị tình trạng hôi miệng. Mùi gừng sẽ khử được mùi hôi khó chịu từ cổ họng, hơn nữa nó còn hỗ trợ giảm viêm họng hiệu quả và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Bạn có thể sử dụng một vài lát gừng cho vào cốc nước ấm để làm trà gừng, uống từ từ và bạn sẽ dần thấy cổ họng dễ chịu hơn và hơi thở dần cải thiện.
- Súc miệng bằng nước vo gạo: Trong nước vo gạo có chứa rất nhiều Vitamin B3 có tác dụng chống nhiễm khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng từ cổ họng. Lưu ý là bạn nên sử dụng nước vo gạo lần 2 sau khi đã vo sạch lần đầu để loại bỏ cặn bã và tạp chất.
- Dùng vỏ chanh hoặc vỏ cam để nhai rồi nuốt sẽ giúp khử mùi hôi từ cổ họng nhanh chóng, hoặc bạn có thể pha nước chanh muối để làm hỗn hợp súc miệng sẽ giúp điều trị hôi miệng hiệu quả hơn.
Xem thêm: Bị hôi miệng uống thuốc gì?
Song song với việc áp dụng các biện pháp điều trị hôi miệng từ cổ hỏng thì bạn cần đặc biệt lưu ý đến việc hôi miệng nên ăn gì và chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ và hạn chế vi khuẩn gây hại. Hãy đánh răng đúng cách đều đặn mỗi ngày ít nhất 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn ở kẽ răng và không quên súc miệng nước muối để tăng khả năng diệt khuẩn. Đồng thời thực hiện chải lưỡi để làm sạch các mảng bám ố vàng trên lưỡng, đây cũng chính là khu vực tích tụ nhiều vi khuẩn gây hôi miệng.
Theo các chuyên gia thì tốt nhất là bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, như vậy sẽ giúp bạn phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh lý (nếu có). Từ đó, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp cho bạn, tránh tình trạng bệnh lý tiến triển nặng không chỉ gây hôi miệng từ cổ họng mà còn kéo theo nhiều biến chứng khác.