Niềng răng thưa là giải pháp nha khoa nhằm khắc phục khuyết điểm răng thưa giúp chúng thẳng đều và sát khít với nhau. Đồng thời những sai lệch khác trên răng liên quan đến khớp cắn cũng được điều chỉnh về dạng khớp cắn chuẩn.
Một hàm răng cân xứng, hài hòa sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác dụng của niềng răng thưa cũng như những vấn đề liên quan khác trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Tác dụng của niềng răng thưa
Chắc hẳn bạn cũng biết, kết quả niềng răng thưa là một hàm răng đẹp đạt tính thẩm mỹ cao. Không những vậy, niềng răng còn mang lại những tác dụng thực tế như sau:
- Sắp xếp các răng đều đặn trên cung hàm: Đối với các răng thưa đang có khoảng hở lớn nhỏ trên cung hàm đều được sắp xếp lại đúng vị trí, các răng sát khít nhau và
- Điều chỉnh khớp cắn: Khi các răng mọc lệch lạc thì sẽ ít nhiều khiến khớp cắn bị sai lệch. Khi niềng răng để điều trị răng thưa cũng sẽ can thiệp vào khớp cắn giúp hai hàm cân xứng với nhau.
- Cải thiện chức năng ăn nhai: Nếu hai hàm trên dưới không ăn khớp nhau thì sẽ gây cản trở việc ăn nhai thức ăn, khi đó niềng răng sẽ giúp việc này ăn nhai trở nên dễ dàng hơn. Điều này sẽ tác động tích cực đến hệ tiêu hóa giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Hạn chế các bệnh lý răng miệng: Khi các răng có khoảng hở sẽ tạo điều kiện cho mảng bám và thức ăn giắt ở kẽ răng và dễ hình thành các bệnh răng miệng nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng. Nhưng khi hàm răng đã dàn đều trên cung hàm thì sẽ tránh được tình trạng này giúp ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu,…
Có thể thấy, niềng răng bị thưa thật sự cần thiết để sở hữu một hàm răng đẹp và khỏe mạnh. Từ đó, bạn cũng sẽ tự tin hơn, thoải giao tiếp với mọi người chứ không bị ngại ngùng bởi một hàm răng khiếm khuyết.
2. Tìm hiểu về các phương pháp niềng răng thưa
Kỹ thuật niềng răng thưa là việc ứng dụng các khí cụ chỉnh nha để gắn lên răng, từ đó tạo lực tác động để dịch chuyển răng dần dần về vị trí mong muốn. Bạn có thể tùy chọn các khí cụ chỉnh nha theo nhu cầu và khả năng kinh tế của mình. Các kỹ thuật chỉnh nha bao gồm:
2.1 Niềng răng mắc cài kim loại
Các khí cụ bao gồm mắc cài, dây cung, dây thun,… tạo thành một hệ thống mắc cài gắn cố định trên răng. Bạn có thể sử dụng niềng răng mắc cài thường hoặc niềng răng mắc cài tự buộc để nắn chỉnh răng. Thường thì niềng răng mắc cài kim loại tự buộc sẽ được ưu tiên hơn vì nó có hiệu quả cao hơn, thời gian cũng thực hiện nhanh chóng.
Chi phí niềng răng mắc cài kim loại sẽ dao động từ 25 – 35 triệu đồng, đây phương pháp có mức giá thấp nhất trong các loại niềng răng.
2.2 Niềng răng mắc cài sứ
Được thiết kế tương tự như mắc cài kim loại nhưng mắc cài sứ được đánh giá cao hơn về tính thẩm mỹ bởi nó có màu khá tương đồng với răng thật. Tuy nhiên, mắc cài sứ khá cồng kềnh, lực siết cũng không mạnh như mắc cài kim loại nên mất nhiều thời gian niềng hơn. Mức chi phí niềng răng mắc cài sứ trọn gói là 45 triệu/ca.
2.3 Niềng răng không mắc cài Invisalign
Hay còn gọi là niềng răng trong suốt Invisalign có nhiều ưu điểm vượt trội hơn mắc cài như tính thẩm mỹ cao, thuận tiện trong ăn uống và vệ sinh răng miệng bởi nó có thể tháo lắp dễ dàng. Phương pháp này áp dụng được cho mọi trường hợp sai lệch của răng bao gồm cả tình trạng răng thưa và mang lại hiệu quả cao với thời gian niềng rút ngắn từ 4 – 6 tháng so với mắc cài. Tuy nhiên, đây là phương pháp có giá khá cao, một ca chỉnh nha sẽ dao động từ 80 – 140 triệu đồng.
3. Những câu hỏi thường gặp về kỹ thuật niềng răng thưa
3.1 Niềng răng bị thưa mất bao nhiêu thời gian?
Một ca niềng răng thưa trung bình sẽ kéo dài 18 – 24 tháng. Cũng giống với các tình trạng răng khác thì thời gian niềng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ sai lệch răng và khớp cắn, khí cụ chỉnh nha mà bạn lựa chọn.
Nếu bạn có khớp cắn chuẩn và có các khe thưa đơn thuần không liên quan đến các thói quen xấu thì mức độ điều trị sẽ đơn giản hơn và thời gian niềng răng thưa mất bao lâu cũng sẽ nhanh chóng hơn.
3.2 Niềng răng thưa có đau không?
Niềng răng bị thưa cũng sẽ có cảm giác đau nhức trong 1 – 2 tuần đầu đeo khí cụ chỉnh nha và sẽ không kéo dài quá lâu. Hơn nữa, nếu bạn sử dụng máng niềng răng suốt để chỉnh nha thì mức độ đau nhức răng còn được giảm thiểu tối đa, bạn sẽ dễ dàng ăn uống và sinh hoạt như bình thường.
3.3 Niềng răng thưa có phải nhổ răng khôn?
Thường thì bác sĩ chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống để răng dịch chuyển nên thường chỉ được áp dụng cho các trường hợp răng khấp khểnh hay hô vẩu nặng. Còn đối với trường hợp răng thưa thì niềng răng thưa chỉ cần tác động kéo khít các kẽ răng lại với nhau và giúp hàm răng đều đẹp hơn.
Tuy nhiên, nếu hàm răng của bạn có mầm răng khôn hay các răng khôn có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm thì dù là răng thưa hay răng khấp khểnh cũng sẽ cần thực hiện nhổ răng. Điều này nhằm ngăn ngừa biến chứng răng khôn làm xô lệch hàm, tái phát lệch lạc sau niềng.
Xem thêm: Răng quá thưa có niềng được không?
3.4 Niềng răng có bị hóp má không?
Thực tế niềng răng không gây hóp má, hiện tượng hóp má chủ yếu xảy ra do việc ăn uống khó khăn gây sút cân. Ở những người vốn dĩ đã có khuôn mặt gọn và hơi hao thì việc này sẽ làm lộ rõ xương má, phần dưới má hóp lại. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì tình trạng này sẽ trở lại bình thường sau khi bạn điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình.
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ đến bạn những thông tin về kỹ thuật niềng răng thưa. Để được thăm khám và tư vấn cụ thể về tình trạng của bạn thì hãy liên hệ với nha khoa chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 hoặc nhắn tin qua cửa sổ chát bên phải nhé!