Hôi miệng chảy máu chân răng là một tình trạng không hiếm gặp. Hiện tượng này thường xảy ra do một số bệnh lý răng miệng nào đó. Tuy nhiên nguyên nhân làm cho độ chảy máu chân răng nặng hay nhẹ thì không phải ai cũng biết. Vậy hôi miệng chảy máu chân răng từ đâu ra? Nó có nguy hiểm không và có điều trị được tại nhà không? Bài chia sẻ dưới đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc cho bạn.
Nội dung bài viết
1. Hôi miệng chảy máu chân răng là bệnh gì?
Chảy máu chân răng là một dạng bệnh lý về răng miệng thường gặp mà nguyên nhân chủ yếu là do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng nếu chủ quan thì không những gây ra khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn kéo thêm một số bệnh răng miệng khác.
Hôi miệng là tình trạng phát ra hơi thở có mùi hôi, mùi khó chịu khi nói. Các nguyên nhân dẫn đến hôi miệng như: Viêm lợi, viêm quanh răng, viêm Amidan. Hôi miệng và chảy máu chân răng là tình trạng thường đi kèm với nhau vì phần máu trong miệng nếu không được làm vệ sinh sạch sẽ thì sẽ làm cho miệng trở nên tanh hôi.
2. Nguyên nhân gây ra hôi miệng chảy máu chân răng
Hôi miệng đi kèm với chảy máu chân răng thường do những bệnh lý răng miệng có thể điều trị được. Đôi khi chảy máu chân răng lâu ngày là tiềm ẩn của nhiều bệnh nguy hiểm bên trong cơ thể. Dưới đây là một số bệnh có thể gây ra tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng.
2.1 Vệ sinh răng miệng kém
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chảy máu chân răng kèm hôi miệng. Răng miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm phát sinh mùi hôi. Nếu không cải thiện thói quen này, bạn có thể bị viêm lợi và viêm nha chu.
2.2 Viêm lợi gây hôi miệng chảy máu chân răng
Viêm lợi là bệnh lý phổ biến ở răng miệng có dấu hiệu sưng đỏ và chảy máu, là hệ quả do vệ sinh răng miệng sai cách làm vi khuẩn tích tụ trong nướu, gây viêm và chảy máu. Ngoài ra, vi khuẩn gây hại có thể phân hủy các mảng thừa bám ở kẽ răng, gây hôi miệng chảy máu chân răng. Khi mắc bệnh viêm lợi, bạn còn gặp phải tình trạng đau khi nhai, lợi teo rút,…
2.3 Viêm nha chu
Đây là dạng nhiễm trùng lợi nặng, các triệu chứng gồm đau khi nhai, răng lung lay, dễ chảy máu răng, có mủ. Viêm nha chu nếu để kéo dài, chân răng có thể bị hư hại dẫn đến tình trạng mất răng hoặc viêm khớp dạng thấp, các bệnh hô hấp, đột quỵ,…
2.4 Tiểu đường
Hôi miệng chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Do cơ thể sẽ giảm sản xuất Insulin (có vai trò chuyển hóa lượng đường trong máu thành năng lượng) nên người bị tiểu đường suy yếu hệ miễn dịch, dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng. Tình trạng khó đông máu khiến chân răng chảy máu kéo dài do nồng độ đường trong máu cao.
Biểu hiện: đi tiểu nhiều hơn bình thường, khó thở, đau bụng, buồn nôn,…
2.5 Thiếu Canxi và Vitamin
Canxi và Vitamin là các thành phần thiết yếu trong cơ thể. Thiếu Canxi gây loãng xương, sâu răng và có nguy cơ bị viêm nha chu cao. Ngoài ra, do cơ thể thiếu Vitamin K. Loại Vitamin này góp phần thúc đẩy cơ thể sản sinh Protein đặc hiệu nhằm thúc đẩy quá trình đông máu. Vì vậy thiếu hụt Vitamin K khiến tình trạng chảy máu ở chân răng kéo dài và dễ tái phát.
2.6 Ung thư máu
Khi bị hôi miệng chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu bệnh ung thư máu. Trường hợp này hiếm gặp nhưng không nên chủ quan, bởi khi bị ung thư máu, bạch cầu có xu hướng ăn hồng cầu khiến hồng cầu bị phá hủy, gây thiếu máu và dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu nhận biết ung thư máu là xuất hiện các vết bầm tím và chảy máu không rõ nguyên do như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da,…
2.7 Hút thuốc lá
Hút thuốc gây hại đến hệ hô hấp và các vấn đề về răng miệng bởi thành phần trong thuốc lá gây hỏng men răng, gai lưỡi phát triển quá mức khiến vi khuẩn xâm nhập, gây hôi miệng, chảy máu chân răng và mất răng.
Ngoài ra, hôi miệng chảy máu chân răng còn do Stress, suy giảm rối loạn nội tiết tố và tác dụng phụ từ các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh, thuốc chống nôn,…
3. Bật mí cách trị chảy máu chân răng gây hôi miệng
Hôi miệng chảy máu chân răng nếu do tiểu đường và ung thư máu cần đến bệnh viện để được điều trị theo các phương pháp riêng. Nếu do những nguyên nhân còn lại, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
3.1 Các biện pháp khắc phục tại nhà
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 lần/ ngày để làm giảm vi khuẩn gây hại, hạn chế nhiễm trùng và khử mùi hôi miệng.
- Uống trà gừng kết hợp mật ong để loại bỏ vi khuẩn gây hại, khử mùi hôi do viêm, làm dịu niêm mạc, đặc biệt làm giảm sưng đau.
- Trà đinh hương giúp loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng hiệu quả, giảm rõ rệt tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng.
- Ngoài ra, uống nước đá lạnh có thể giảm niêm mạc nướu bị sưng và nóng rát. Nhiệt độ lạnh còn giúp mạch máu co lại và hạn chế nguy cơ chảy máu kéo dài.
Xem thêm:
Súc miệng bằng dầu dừa có tác dụng gì?
Làm nước súc miệng bằng lá trầu không
3.2 Điều trị bằng phương pháp trong nha khoa
- Thuốc kháng sinh sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng mô nướu và chân răng.
- Lấy cao răng để loại bỏ vi khuẩn, bào láng gốc răng để ngăn chặn quá trình tích tụ cao răng và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây viêm.
- Men răng tái sinh nhằm kích thích răng mọc và khỏe mạnh trở lại.
- Ghép mô mềm ở vòm họng vào vùng nướu bị ảnh hưởng đối với những trường hợp bị tổn thương nướu nghiêm trọng, để tái tạo mô và ổn định chân răng.
4. Một số lưu ý trong việc phòng ngừa hôi miệng chảy máu chân răng
Các biện pháp khắc phục tại nhà chỉ đem lại kết quả tạm thời và vẫn có thể tái phát, thậm chí nếu không biết cách chăm sóc cẩn thận có thể bị nặng hơn. Do đó bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để chấm dứt tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng.
- Vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Thay bàn chải 3 – 4 tháng/ lần để tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ gây viêm lợi.
- Ăn trái cây và rau xanh chứa vitamin C, K và A hàng ngày. Đặc biệt phải cung cấp đủ Canxi cho cơ thể.
- Nghỉ ngơi, vận động điều độ, điều hòa nội tiết. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng và hạn chế dùng tăm.
Xem thêm: Súc miệng bằng giấm táo có làm trắng răng không?
Trên đây là các chia sẻ của Nha khoa Trẻ về bệnh hôi miệng chảy máu chân răng. Nó sẽ được khắc phục tại nhà khi bạn biết chăm sóc răng miệng điều độ, đúng cách. Nhưng sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn chủ quan bởi chảy máu chân răng dẫn đến hôi miệng có thể liên quan đến bệnh ung thư, tiểu đường. Hy vọng bạn sẽ tìm được nha khoa uy tín, phù hợp để thăm khám và điều trị kịp thời khi có những dấu hiệu trên.