Do trẻ em còn quá nhỏ nên khó tự chủ trong việc vệ sinh răng miệng dẫn đến tình trạng mảng bám thức ăn vẫn mắc dính trong khoang miệng. Đây chính là lý do gặp phải tình trạng hôi miệng ở trẻ em, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh thì tình trạng hôi miệng này khá hiếm gặp. Bố mẹ cần quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân hôi miệng ở trẻ cũng như cách chữa trị hiệu quả cho bé.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân khiến trẻ em bị hôi miệng
1.1 Xuất phát từ răng miệng
Hôi miệng là hiện tượng chất nhầy tiết ra và đọng lại trên lưỡi, khi phân hủy sẽ tạo ra mùi khó chịu. Tình trạng này tưởng chừng như chỉ xảy ra ở người lớn nhưng thực tế nó xuất hiện khá nhiều ở trẻ nhỏ. Mỗi khi trẻ thở, cười nói thì hơi thở không được thơm mát, điều này sẽ khiến trẻ mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè.
Theo các chuyên gia nha khoa thì có đến 70% trẻ bị hôi miệng là do răng miệng, nó xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Vệ sinh răng miệng chưa tốt: Nếu khoang miệng chưa được vệ sinh kỹ lượng thì nguy cơ còn tồn đọng mảng bám và vi khuẩn là rất cao. Lúc này vi khuẩn sẽ tương tác với thức ăn còn sót lại trong miệng gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ.
- Khô miệng: Khi trẻ bị ngạt mũi sẽ có xu hướng thở bằng miệng, lúc này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh trong khoang miệng khiến hơi thở của trẻ có mùi khó chịu.
- Thức ăn: Trong môi trường khoang miệng, mảnh vụn thức ăn còn tồn đọng sẽ dần bị phân hủy và làm tăng vi khuẩn gây ra mùi hôi. Hay trong các trường hợp trẻ ăn nhiều tỏi, hành, gia vị thì hơi thở cũng bị ảnh hưởng khá nhiều.
- Bệnh lý răng miệng: Tình trạng sâu răng, viêm nướu ở trẻ khá phổ biến do việc ăn uống và vệ sinh răng miệng ở trẻ không hợp lý. Đồng thời các mảng bám cao răng tích tụ trong khoang miệng lâu ngày khiến vi khuẩn thuận lợi phát triển gây ra tình trạng hôi miệng, trẻ bị nhiệt miệng.
1.2 Biểu hiện của bệnh lý cơ thể
Bên cạnh các vấn đề về răng miệng, thì hôi miệng ở trẻ cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý cơ thể. Nếu là do các nguyên nhân này thì mức độ nguy hiểm sẽ tăng cao, cụ thể:
- Dị vật trong mũi: Ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới tập đi thường hay tò mò và rất có thể đưa mảnh vụn đồ chơi, hay hạt đậu,… vào mũi. Nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời thì có nguy cơ cao là trẻ sẽ bị viêm nhiễm vùng mũi và có triệu chứng hôi miệng.
- Amidan: Đối với những trẻ bị viêm amidan, đặc biệt là có hiện tượng sưng mủ và phì đại thì khả năng cao sẽ gây ra hôi miệng ở trẻ. Nguyên nhân là do các hốc rãnh amidan là nơi rất dễ tích tụ thức ăn, lâu dần sẽ bị phân hủy và gây ra mùi cực khó chịu trong miệng.
- Các bệnh lý hô hấp: Tình trạng hôi miệng ở trẻ có thể là biểu hiện của các bệnh lý về đường hô hấp, chẳng hạn như bệnh viêm xoang, hen suyễn và phì đại VA,…
- Các bệnh lý khác: Các bệnh tiểu đường, viêm dạ dày, suy thận, bệnh về gan và ung thư vòm miệng cũng có thể gây ra hôi miệng. Tuy nhiên, đây là những bệnh lý khá hiếm gặp ở trẻ.
Nếu bố mẹ đã loại trừ được các nguyên nhân xuất phát từ răng miệng thì rất có thể là do bệnh lý cơ thể của bé. Đồng thời nếu có các triệu chứng khác của bệnh lý thì bố mẹ cần đưa bé đến Nha khoa Trẻ để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
2. Cách chữa hôi miệng ở trẻ em
Đối tình trạng hôi miệng ở trẻ em do răng miệng thì cách tốt nhất để khắc phục đó là chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng cho bé. Đây là phương pháp chữa hôi miệng đơn giản, ít tốn kém mà lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Tùy vào độ tuổi của từng trẻ mà cách chăm sóc cũng như vệ sinh răng miệng là không giống nhau, do đó bố mẹ cần lưu ý để chăm sóc đúng cách cho bé.
2.1 Vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh
Đối những trẻ ở giai đoạn sơ sinh thì bố mẹ cần vệ sinh nướu cho bé sau mỗi lần bú. Sử dụng bông gạc để chà sát nhẹ nhàng nướu của bé. Khi bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên thì bố mẹ nên lau hoặc chải răng nướu cho bé, cố gắng chải nhẹ nhàng để làm sạch mảng bám. Lưu ý ở độ tuổi này không nên dùng kem đánh răng.
2.2 Bé trên 1 tuổi
Lúc này, bố mẹ cần chủ động cho làm quen dần với việc đánh răng. Hãy vệ sinh răng nướu cho bé ít nhất 2 lần/ngày vào sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
2.3 Trẻ em trên 2 tuổi
Khi trẻ đã được 2 tuổi thì bố mẹ nên cho bé sử dụng kem đánh răng nhưng mỗi lần đánh chỉ cần chấm lượng kem đánh răng cỡ hạt gạo. Lúc này có thể bé chưa quen với việc dùng kem đánh răng nên có thể vô tình nuốt vào bụng, do đó bố mẹ cần theo sát để nhắc nhở bé nhổ ra ngoài và súc miệng lại với nước sau mỗi lần đánh răng.
Xem thêm:
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ từ A đến Z ở mọi lứa tuổi
3. Phòng ngừa hôi miệng ở trẻ hiệu quả
Để phòng ngừa tình trạng hôi miệng ở trẻ em, thì bố mẹ nên lưu ý các vấn đề sau:
- Nên cho bé chải răng với kem đánh răng có chứa fluor, đây chính là thành phần quan trọng giúp bảo vệ răng miệng của bé.
- Đối với những trẻ lớn, bố mẹ hãy hướng dẫn bé sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám tại các kẽ răng. Thực hiện ít nhất mỗi ngày 1 lần sẽ giúp kiểm soát hơi thở có mùi.
- Vệ sinh lưỡi cho bé cũng rất cần thiết vì đây là nơi có chứa nhiều vi khuẩn gây hại.
- Luôn cân bằng độ âm trong khoang miệng của bé bằng cách cho bé uống nhiều nước. Nhưng nên tránh các loại nước ngọt vì chúng sẽ khiến tình trạng khô miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, socola,…
- Thay bàn chải mới 3 – 4 tháng 1 lần và nên lựa chọn loại bàn chải có lông mềm.
- Đưa bé đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần để được làm sạch răng, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng gây ra hiện tượng hôi miệng ở trẻ.
Như vậy, để chăm sóc răng miệng tốt nhất cho bé thì việc quan trọng nhất cần làm đó chính vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Đặc biệt là khi trẻ còn quá nhỏ và chưa nhận thức được tầm quan trọng sức khỏe răng miệng thì bố mẹ cần đặc biệt quan tâm và lưu ý nhiều hơn.