Răng sữa là hệ răng đầu tiên của trẻ nhỏ, đến giai đoạn thay răng chúng tự rụng đi và các răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên, nếu răng sữa bị sâu thì có nên nhổ răng sớm hay không? Răng sữa bị sữa sâu có thể trám răng được không?
Nội dung bài viết
1. Răng sữa bị sâu nên trám hay nhổ bỏ?
Cũng giống với răng vĩnh viễn, hệ răng sữa có vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai và tính thẩm mỹ ở trẻ nhỏ. Nếu hàm răng sữa đều đẹp thì sẽ hỗ trợ bé ăn nhai dễ dàng và nhờ đó mà sức khỏe cơ thể được đảm bảo. Răng sữa cũng góp phần lớn giúp trẻ phát âm tròn vành, rõ chữ nên nếu mất răng sữa sớm sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị nói ngọng.
Do đó, trong trường hợp răng sữa bị sâu thì bác sĩ cũng sẽ cố gắng để bảo tồn răng tối ưu nhất đảm bảo thuận lợi cho quá trình thay răng vĩnh viễn sau này.
Với những chiếc răng sữa bị sâu nhưng chưa lan rộng thì bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp trám răng sâu thay vì nhổ răng. Lúc này các lỗ sâu răng sẽ được làm sạch và được che lấp bởi vật liệu trám răng có độ bền cơ học cao. Như vậy, không những có thể duy trì răng sữa đến thời điểm thay răng mà còn giúp cải thiện cấu trúc của răng, giúp bé ăn nhai dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, đối với tình trạng răng sữa bị sâu nặng, vi khuẩn đã ăn mòn phần lớn thân răng thì bố mẹ nên cân nhắc đến việc nhổ răng sữa bị sâu cho trẻ. Điều này nhằm giảm bớt đau nhức cho bé, đồng thời ngăn ngừa sâu răng tiến triển nặng hơn làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Răng sâu khi được nhổ vào đúng thời điểm thay răng thì sẽ đảm bảo răng vĩnh viễn mọc lên đều đẹp, không bị lệch lạc hay khấp khểnh.
Nhìn chung, răng sữa bị sâu nên trám hay nhổ bỏ sẽ tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của chiếc răng sâu, đồng thời cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết nhổ răng sâu cho bé.
2. Các phương pháp trám răng thích hợp cho trẻ nhỏ
Trám răng là phương pháp phòng ngừa và điều trị sâu răng ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi thực hiện bác sĩ sẽ sử dụng một vật liệu chuyên dụng để trám bít kín lỗ sâu hay hố rãnh trên răng nhằm phục hồi hình thể, bảo vệ răng khi bị hư tổn, sứt mẻ hay nứt vỡ. Với từng mức độ tổn thương khác nhau bác sĩ chỉ định phương pháp trám răng trẻ em thích hợp nhất.
2.1 Trám răng phòng ngừa
Đối với những chiếc răng sữa bị sâu nhẹ, mới chớm sâu, răng bị sứt mẻ nhỏ thì bác sĩ tiến hành trám răng phòng ngừa. Kỹ thuật trám răng là đưa vật liệu Sealant lên bề mặt của răng để bịt kín các hố rãnh sâu, các mô răng đã bị ăn mòn.
Nhờ đó, vi khuẩn không thể xâm nhập được vào răng để tấn công làm mòn men răng hay xâm lấn vào ngà răng và tủy răng.
2.2 Trám răng điều trị
Khi thực hiện trám răng khắc phục tình trạng sâu răng nặng đã ăn mòn tủy răng thì được gọi trám răng điều trị. Lúc này bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp điều trị tủy răng, lấy phần tủy răng bị viêm sau đó mới tiến hành trám răng.
Tương tự như trám răng phòng ngừa thì phương pháp này cũng sử dụng vật liệu trám để hàn gắn lỗ sâu răng. Bác sĩ có thể sử dụng vật liệu Composite hoặc Amalgam đối với từng trường hợp răng sữa bị sâu ở trẻ. Sau điều trị, răng sâu sẽ hết đau và được khôi phục lại hình dáng ban đầu với màu sắc tương tự răng thật.
Xem thêm:
Bao nhiêu tuổi thì trám răng được?
Có nên hàn răng cho bé 3 tuổi?
3. Các phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ
Răng sữa bị sâu là bệnh lý răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ bởi men răng sữa khá mỏng nên khả năng bảo vệ răng tránh khỏi vi khuẩn khá yếu. Hơn nữa, trẻ cũng thường ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,… mà việc vệ sinh răng miệng của bé chưa được chú trọng.
Đây chính là môi trường tốt nhất cho vi khuẩn phát triển mạnh, kết hợp các chất trong khoang miệng chuyển hóa thành axit ăn mòn men răng và hình thành nhiều lỗ sâu đen trên bề mặt của răng.
Chính vì vậy, để phòng ngừa sâu răng hiệu quả nhất thì bố mẹ nên hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách. Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Xem thêm: Hàn răng sâu cho bé giá bao nhiêu?
Ngoài ra, bố mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám răng cho bé để kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện, phòng ngừa sớm các bệnh lý răng miệng ở trẻ.
Bố mẹ có thể đưa bé đến Nha khoa Trẻ – Nha khoa trẻ em tại Hà Nội để bé được chăm sóc tận tình bởi các bác sĩ và trợ tá giàu kinh nghiệm. Với sự thân thiện và ân cần của mình các bác sĩ luôn tạo được niềm tin với trẻ nhỏ, giúp bé chủ động hợp tác để quá trình thăm khám và điều trị diễn ra nhẹ nhàng và thuận lợi nhất.
Liên hệ với Nha Khoa Trẻ theo địa chỉ sau:
NHA KHOA TRẺ
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi