Răng sữa của trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, đồng thời hỗ trợ sự phát triển hàm mặt của trẻ. Tuy nhiên răng sữa chỉ là tạm thời, bởi đến thời điểm nhất định răng sữa sẽ rụng đi và được thay thế bằng các răng vĩnh viễn, thời gian thay răng sữa ở trẻ được thường diễn ra theo trình tự thời gian cụ thể, nhưng có một số trẻ chậm thay răng sữa hơn bình thường. Vậy vì sao trẻ lại thay răng sữa chậm? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé?
1. Thời gian thay răng sữa chuẩn ở trẻ em
Thông thường trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn thay răng sữa là từ 6 tuổi. Đây là thời gian được chuyên gia nhận định là chính xác nhất cho việc chuyển răng sữa thành răng vĩnh viễn.
Thứ tự thay răng thường có sự khác biệt giữa hàm răng trên và hàm dưới. Răng hàm trên thường thay răng theo trình tự răng cửa giữa, răng cửa bên, răng tiền cối, răng nanh, cuối cùng là các răng cối lớn. Trong khi đó, hàm dưới lại thay răng theo thứ tự như sau: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và các răng cối lớn. Nếu thứ tự thay răng sữa diễn ra đúng trình tự như trên thì sẽ đảm bảo hàm răng của trẻ phát triển bình thường.
Tuy thời gian thay răng sữa được tính từ lúc 6 tuổi nhưng không phải trẻ em nào cũng thay răng đúng thời điểm này mà còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Có trẻ từ lúc 4 tuổi, răng sữa đã bắt đầu lung lay, gãy rụng và răng vĩnh viễn đã mọc lên. Cũng có trường hợp trẻ chậm thay răng sữa, mãi đến 8 tuổi mới bắt đầu rụng chiếc răng sữa đầu tiên. Vậy nguyên nhân gì khiến trẻ chậm thay răng sữa?
2. Tại sao trẻ chậm thay răng sữa?
Thông thường thời gian thay răng sữa ở trẻ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng, vị trí mọc, điều kiện mọc răng,… Cụ thể, răng một chân thì thời gian thay răng chỉ diễn ra trong vài tuần, nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì cần thời gian lâu hơn. Tương tự như vậy, răng mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian mọc sẽ ngắn hơn, nếu các răng bị mắc kẹt hay bị chèn ép thì sẽ mất nhiều thời gian để mọc lên.
Ngoài ra, trẻ 6 tuổi chưa thay răng còn xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:
- Di truyền: Nếu lúc nhỏ bố mẹ có hiện tượng thay răng sữa chậm hoặc nhanh hơn bình thường thì con trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự.
- Chế độ ăn uống: Với các bé sinh non, mẹ kiêng khem quá nhiều lúc mang thai hoặc chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ thiếu cân đối cũng có thể khiến răng vĩnh viễn mọc chậm.
- Thói quen xấu của trẻ: Khi chiếc răng sữa rụng, nếu bé hay đẩy lưỡi hoặc dùng tay chạm vào vị trí trống trên cung hàm sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập nhanh chóng vào vùng nướu gây viêm nhiễm và làm răng vĩnh viễn mọc chậm.
- Thiếu mầm răng vĩnh viễn: Một số ít trường hợp trẻ thiếu mầm răng vĩnh viễn hoặc răng vĩnh viễn mọc ngầm nên răng sữa rụng đi nhưng răng vĩnh viễn mãi không thấy mọc lên tại vị trí đó.
- Mất răng sữa sớm: Nếu trẻ mất răng sữa sớm do va đập hay phải nhổ răng sữa bị sâu chưa đến thời điểm thay răng thì sẽ dẫn đến hiện tượng xương và nướu ở đó che phủ, xơ hóa làm răng vĩnh viễn khó mọc lên.
3. Có nên chủ động nhổ răng sữa tại Nha khoa để thay răng đúng thời điểm?
Như đã nói ở trên, giai đoạn thay răng sữa ở trẻ chuẩn xác nhất là vào thời điểm 6 tuổi, đây là giai đoạn tiền đề cho một hàm răng vĩnh viễn mọc lên có đều đẹp hay không. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đến phòng khám răng cho bé để được theo dõi và hướng dẫn răng mọc đúng vị trí.
Đặc biệt, nếu nhận thấy dấu hiệu trẻ chậm thay răng sữa thì bố mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ để xác định nguyên nhân, kiểm tra xem bé có mầm răng hay không để từ đó có những cách khắc phục hiệu quả nhất.
Trong một vài trường hợp răng sữa không thể tự rụng thì buộc phải có sự tác động từ bên ngoài chính là việc chủ động nhổ răng bỏ răng sữa. Bác sĩ sẽ xác định chính xác thời gian nhổ răng sữa và tiến hành nhổ răng để quá trình mọc răng vĩnh viễn diễn ra thuận lợi nhất.
Lưu ý: Bố mẹ không nên tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà bằng bất cứ phương pháp nào, đặc biệt là dùng chỉ để nhổ răng. Bởi việc này dễ làm tổn thương đến nướu của trẻ, hình thành vết thương hở và việc trẻ đưa tay vào miệng sẽ góp phần làm vết thương nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới nhiễm trùng hoặc uốn ván.
Xem thêm:
Răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới
Quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho bạn tại sao trẻ chậm thay sữa và nếu có bất cứ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.