NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi tiết bệnh lý áp xe răng và cách điều trị dứt điểm

Áp xe răng là gì? Áp xe răng có nguy hiểm không?

Áp xe răng là bệnh lý răng miệng liên quan đến nhiễm trùng răng và sâu răng. Nó có thể xảy ra ở cả trẻ em, người lớn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe cơ thể. Để hiểu thêm về áp xe răng là gì và có nguy hiểm hay không thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Áp xe răng là gì? Áp xe răng có nguy hiểm không?

Bệnh lý áp xe răng là gì? Có nguy hiểm không?

1. Áp xe răng là gì?

Áp xe răng là một bệnh lý trong nha khoa, xuất hiện khi vi khuẩn tấn công vào răng miệng thông qua các con đường như sâu răng, viêm lợi trùm răng khôn, viêm chân răng,… Tình trạng này sẽ hình thành các túi mủ xung quanh chân răng, nướu răng hoặc ở bên trong xương răng.

Có nhiều dạng áp xe răng như áp xe chân răng, áp xe nướu răng nhưng chúng chỉ khác nhau về vị trí mà đều có chung các biểu hiện dưới đây:

  • Giai đoạn đầu: Thời điểm chớm bị áp xe răng sẽ bắt đầu hình thành túi mủ khiến khuôn mặt ngày càng sưng  và đỏ lên trông thấy. Thỉnh thoảng sẽ có hiện tượng chảy máu chân răng và vùng chân răng có dấu hiệu bị hở.
  • Giai đoạn giữa: Lợi sưng to đến một mức độ nhất định và chèn ép lên môi và hàm, gây ra hiện tượng đau nhức và hơi thở có mùi khó chịu. Đồng thời răng cũng trở nên nhạy cảm hơn với các loại thực phẩm nóng hoặc lạnh.
  • Giai đoạn cuối: Khi áp xe răng đã rơi vào giai đoạn nguy hiểm, tức là vùng lợi đã bị viêm loét sang các vùng bên cạnh, răng lung lay và thậm chí có thể tự rụng rơi rụng. Tình trạng đau nhức cũng sẽ nghiêm trọng hơn, đôi khi xuất hiện đột ngột và kéo dài, cảm giác đau lên tới tận mang tai, tới khu vực hàm xung quanh và xuống tận cổ.
Áp xe răng là gì? Áp xe răng có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng rất thường gặp khi bị áp xe răng

2. Áp xe chân răng có nguy hiểm không?

Áp xe răng sẽ xuất hiện những triệu chứng đau nhức kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống thường ngày nên hầu hết mọi người sẽ đến nha khoa để được thăm khám và chữa trị ngay. Nhưng trong trường hợp không điều trị thì sẽ để lại những hậu quả rất nghiêm trọng.

  • Phá hủy xương hàm: Khi áp xe răng tiến triển nặng sẽ lan rộng làm hỏng mô xương và răng, dần làm tiêu xương khiến khuôn mặt biến dạng.
  • Nhiễm trùng mô mềm: Hiện tượng này có thể xảy ra ở vùng mặt, xoang miệng và cổ, về lâu dài sẽ dẫn đến viêm mô tế bào, gây phù nề, nghiêm trọng sẽ làm tắc nghẽn đường hô hấp, đe dọa tới tính mạng của con người.
  • Nhiễm trùng máu: Khi áp xe răng tấn công và phá hủy mô mềm, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào các mạch máu trong cơ thể gây ra nhiễm trùng máu. Ngoài ra, còn một số biến chứng khác như áp xe não, hoặc ảnh hưởng đến tim mạch rất nguy hiểm.

Xem thêm: Bị áp xe răng kiêng ăn gì? Cần làm gì để nhanh hồi phục?

Áp xe răng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của con người

3. Áp xe răng có tự khỏi được không?

Áp xe chân răng là biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn và mảng bám tích tụ ở trong răng và nướu. Có thể xuất hiện các bọc mủ do nhiễm trùng vào tủy răng gây ra. 

Áp xe răng có tự khỏi được không là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế thì đây là bệnh lý không thể tự khỏi được mà buộc phải can thiệp các biện pháp điều trị nha khoa. Do đó, tốt nhất bạn nên đến trực tiếp nha khoa uy tín để được chẩn đoán, thăm khám và điều trị hiệu quả. 

4. Cách điều trị áp xe răng hiệu quả

Tại nha khoa, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra cách điều trị cho bạn phụ thuộc vào mức độ và vị trí xuất hiện áp xe răng.

4.1 Điều trị tủy răng

Bác sĩ sẽ thực hiện nạo sạch phần tủy chết để loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn con đường phát triển của chúng. Tiếp đến, rạch một đường trên túi áp xe răng để mủ có thể thoát ra ngoài. Sau cùng là làm sạch, bịt kín ống tủy và trám bít thân răng để chữa trị dứt điểm bệnh lý này.

4.2 Nhổ răng

Trong trường hợp nặng, tủy răng đã chết hoàn toàn không thể phục hồi, bác sĩ buộc phải tiến hành nhổ răng để điều trị áp xe răng và bạn cần thực hiện trồng răng Implant sau đó để tránh tình trạng tiêu xương hàm.

4.3 Chỉnh hình khớp cắn

Nếu tình trạng áp xe răng xảy ra do chấn thương khớp cắn và bác sĩ nhận thấy phương pháp chỉnh nha có hiệu quả thì sẽ thực hiện điều trị viêm mủ kết hợp với nắn chỉnh khớp cắn để điều trị trường hợp này.

Xem thêm: Viêm ổ răng khô là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

                       Thiếu sản men răng là gì? Triệu chứng và cách khắc phục

4.4 Phẫu thuật áp xe răng

Trường hợp áp xe răng quá nặng dẫn đến các biến chứng về hô hấp và tim mạch khiến bạn khó thở, sốt cao,… thì bạn cần đến nha sĩ để được bác sĩ phẫu thuật kịp thời.

Thực hiện điều trị áp xe răng tại nha khoa ngay khi phát hiện ra bệnh lý

5. Một số biện pháp điều trị áp xe răng tại nhà

Mặc dù không thể hoàn toàn điều trị triệt để bệnh lý áp xe răng tại nhà nhưng bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện bệnh lý như sau: 

5.1 Súc miệng nước muối 

Sử dụng nước muối là cách khắc phục áp xe răng tạm thời, giảm các triệu chứng đau nhức răng lợi. Súc miệng nước muối pha loãng cũng rất tốt cho răng miệng và hỗ trợ lành thương nhanh chóng.

5.2 Sử dụng baking soda chữa trị áp xe răng

Baking soda có đặc tính kháng khuẩn nên sẽ không lựa chọn hợp lý để chữa trị áp xe răng. Thực hiện bằng cách ngậm dung dịch 1/2 baking soda với 1/2 cốc nước và 1 chút muối trong khoảng 5 phút mỗi ngày. 

5.3 Chườm lạnh giảm đau do áp xe chân răng

Chườm lạnh tại má ngoài vị trí áp xe nướu răng sẽ giúp giảm đau, giảm sưng tấy hiệu quả. Thực hiện chườm lạnh trong khoảng 15 phút/lần và có thể lặp lại nhiều lần mỗi ngày. 

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những nguy hiểm mà áp xe răng gây ra cũng như các phương pháp điều trị hiện nay tại nha khoa. Hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích và nếu còn thắc mắc gì hãy gọi ngay đến số hotline 𝟎𝟗𝟔𝟑 𝟑𝟑𝟑 𝟖𝟒𝟒 để được bác sĩ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website