Sâu răng là bệnh răng miệng rất thường gặp, nhất là ở trẻ em. Vậy nguyên nhân và cách điều trị sâu răng trẻ em là gì? Hãy cùng Nha Khoa Trẻ tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng
Các vi khuẩn rất dễ hình thành trong khoảng miệng, đặc biệt là sau khi ăn. Các vụn thức ăn còn sót lại và không được làm sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi trẻ ăn các đồ ngọt như kẹo, socola, nước ngọt,…đường trong thức ăn sẽ bị vi khuẩn chuyển hóa thành chất axit gây hiện tượng mòn men răng và xuất hiện các lỗ sâu răng.
Một nguyên nhân khác gây ra sâu răng trẻ em là do thiếu sản men răng, tức là men răng có nhiều lỗ hổng khiếm khuyết canxi. Men răng là lớp bao bọc bên ngoài của răng, có nhiệm vụ bảo vệ cấu trúc răng, giúp răng luôn chắc khỏe. Do đó, nếu bị thiếu sản men răng sẽ khiến răng yếu đi, tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng tấn công gây sâu răng trẻ em.
2. Tác hại của sâu răng trẻ em
Ban đầu răng trẻ em bị sâu chưa có biểu hiện rõ ràng, chỉ ngả màu vàng sẫm và không gây đau nhức cho trẻ. Đến các giai đoạn sau khi vi khuẩn đã ăn sâu vào bên trong răng mới khiến răng trẻ bị ê buốt và đau nhức kéo dài. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ em, răng đau nhức khiến trẻ chán ăn, sụt cân, chậm phát triển.
- Tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em kéo dài sẽ tổn thương đến tủy răng gây ra triệu chứng đau nhức. Nghiêm trọng có thể gây viêm tủy răng dẫn đến hoại tử tủy hoặc chết tủy.
- Các vi khuẩn sẽ lây nhiễm mô quanh răng sâu, có thể khiến các mô mềm bị viêm cấp tính, đau nhức và sưng tấy.
- Sâu răng ở trẻ còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác như viêm hạch, viêm tủy xương, viêm xoang hàm.
- Trong trường hợp sâu răng nghiêm trọng và cần phải nhổ răng sâu trẻ em sớm có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
3. Cách điều trị sâu răng cho bé
Có nhiều cách điều trị sâu răng dân gian vẫn được nhiều ba mẹ áp dụng cho trẻ, nhưng chỉ giúp hạn chế đau nhức tạm thời chứ không thể điều trị triệt để. Vì vậy, các chuyên gia nha khoa khuyến cáo ba mẹ nên cho trẻ đến nha sĩ để thăm khám và điều trị sâu răng đúng cách:
3.1 Trường hợp răng chớm sâu
Răng trẻ mới chớm sâu thì bác sĩ thường sử dụng biện pháp tái khoáng để điều trị. Dùng dung dịch calcium, phosphate, fluorine đổ vào chỗ răng bị sâu để ngăn sự lan rộng của lỗ sâu. Biện pháp này không gây khó chịu hay đau nhức cho trẻ.
3.2 Trường hợp trẻ em bị sâu răng nặng
Khi đó, các lỗ sâu đã hình thành và trẻ đã bắt đầu cảm thấy đau nhức. Bác sĩ sẽ phải loại bỏ các mô răng sâu bằng cách nạo sạch các vết sâu và hàn trám lại. Nghiêm trọng hơn bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để tránh ảnh hưởng về sau.
Xem thêm:
Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em
Có nên lấy tủy răng cho bé 3, 4 tuổi hay không?
4. Cách phòng tránh sâu răng trẻ em
Để phòng chống sâu răng cho bé, ba mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm.
- Vệ sinh răng miệng: Trẻ nên chải răng 2 lần/ngày sau bữa sáng và bữa tối. Đồng thời thực hiện súc miệng lại với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
- Thói quen ăn uống: Thực phẩm nhiều đường cũng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ba mẹ nên cân đối lượng đường mà trẻ hấp thụ. Thay vì ăn bánh kẹo, hãy tập cho trẻ thói quen ăn rau và hoa quả, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
- Chăm sóc răng miệng tại nha khoa: Ba mẹ nên đưa con đến nha khoa trẻ em để làm sạch mảng bám giúp ngăn chặn việc hình thành vi khuẩn gây sâu răng.
Hiện tượng sâu răng là vấn đề quá phổ biến, nhiều bố mẹ chủ quan không điều trị cho trẻ, cứ ngỡ răng mới mọc lên rồi sẽ hết nhưng thực chất không phải vậy. Vì thế, Nha khoa Trẻ chia sẻ vấn đề sâu răng trẻ em để bố mẹ hiểu rõ hơn để bảo vệ răng miệng cho trẻ. Nếu ba mẹ muốn điều trị sâu răng cho trẻ hãy liên hệ 0901.334.334 để được thăm khám và tư vấn chi tiết!