Súc miệng nước muối mang đến nhiều lợi ích bất ngờ
Súc miệng nước muối là cách vệ sinh răng miệng thường ngày của nhiều người. Nhưng không phải ai cũng biết những hiệu quả mà nó mang lại.
Súc miệng nước muối là cách vệ sinh răng miệng thường ngày của nhiều người. Nhưng không phải ai cũng biết những hiệu quả mà nó mang lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về tác dụng của việc súc miệng bằng nước muối và cách sử dụng hiệu quả.

1. Súc miệng bằng nước muối mang đến những lợi ích gì?
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha tại nhà, súc miệng nước muối mỗi ngày sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho bạn.
Cân bằng độ PH
Trong khoang miệng luôn tồn tại rất nhiều vi khuẩn, gây nên tình trạng mức axit tăng cao. Khi súc miệng nước muối, axit sẽ được trung hòa, cân bằng độ PH giúp ngăn chặn các vi khuẩn có hại, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển của các vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ răng chắc khỏe, trắng sáng.
Ngăn ngừa viêm họng
Súc miệng bằng nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là khi vi khuẩn phát triển nhanh chóng do viêm họng. Nước muối sẽ làm dịu cảm giác đau rát và giúp cổ họng của bạn dễ chịu hơn.

Làm giảm đờm, ngạt mũi
Tình trạng này thường xảy ra khi bạn bị cảm cúm và gây nên tình trạng khó thở. Khi đó, nếu súc miệng bằng nước muối sẽ giúp long đờm hiệu quả bằng cách hóa lỏng chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp và xoang mũi. Nhờ đó cổ họng của bạn cũng sẽ giảm đau nhức và giảm viêm.
Ngăn viêm amidan
Khi vi khuẩn trong khoang miệng tấn công vào hai khối mô Tonsils ở mặt sau của cổ họng sẽ dẫn đến viêm amidan. Triệu chứng cụ thể là đau họng, khó nuốt và lớp phủ màu vàng trắng trên amidan. Khi đó, súc miệng bằng nước muối sẽ làm sạch họng, loại bỏ vi khuẩn giúp tình trạng viêm amidan giảm dần.
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp
Nếu bạn súc miệng nước muối thường xuyên thì sẽ ngăn ngừa được nhiễm trùng đường hô hấp lên tới 40%. Vì vậy, hãy súc miệng đều đặn 3 lần/ngày để bảo vệ đường hô hấp khỏe mạnh nhé!
Xem thêm: Dùng nước súc miệng xong có cần súc miệng lại bằng nước không?
Sưng chân răng: Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả

Giảm đau răng
Tình trạng đau răng do sâu răng vào đến tủy răng thì việc súc miệng nước muối là một cách hữu hiệu giúp giảm đau nhức cho bạn.
Chữa trị viêm loét
Nước muối có tác dụng kháng khuẩn cực tốt, vì vậy nếu bị viêm loét miệng thì bạn hãy súc miệng hàng ngày 3 – 4 lần/ngày. Như vậy, vết loét sẽ nhanh chóng lành lại, không còn đau nhức và bạn sẽ ăn uống được bình thường.
Điều trị chảy máu chân răng và viêm nướu:
Các khoáng chất trong muối có tác dụng bảo vệ nướu khỏe mạnh, nhờ đó tình trạng chảy máu chân răng sẽ được loại bỏ và viêm nướu cũng không còn nữa.
Giúp hơi thở thơm mát
Súc miệng nước muối được thực hiện ngay sau khi đánh răng giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám còn sót lại. Như vậy sẽ phá tan môi trường để vi khuẩn phát triển giúp răng khỏe mạnh hơn và hơi thở không có mùi hôi.
2. Hướng dẫn súc miệng nước muối đúng cách
2.1 Các bước súc miệng nước muối đúng cách

Có thể thấy súc miệng bằng nước muối mang lại rất nhiều lợi ích cho răng miệng, vì vậy nếu bạn muốn bảo vệ răng miệng thì hãy súc miệng nước muối mỗi ngày với các bước cơ bản dưới đây:
Bước 1. Pha nước muối (bỏ qua bước này nếu bạn sử dụng nước muối sinh lý)
Pha nước muối theo tỉ lệ 1 – 2 thìa muối vào 240 ml nước lọc. Với một tỉ lệ đúng chuẩn sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, ngược lại nếu nước muối quá mặn thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
Bước 2: Thực hiện súc miệng nước muối
Khi súc miệng, bạn nên ngậm nước muối trong miệng rồi súc từng bên má. Hãy súc miệng khoảng 30 – 40 giây để làm sạch mọi ngóc ngách trong khoang miệng của bạn.
Tiếp đến, bạn nhổ nước muối đã súc miệng đi và thực hiện súc miệng tiếp đến khi hết 240 ml nước muối pha loãng. Cuối cùng súc miệng lại với nước lọc là bạn đã làm sạch hoàn toàn khoang miệng của mình rồi.
2.2 Lưu ý khi dùng nước muối súc miệng
- Không lạm dụng nước muối để vệ sinh răng miệng, trung bình một tuần bạn chỉ nên súc miệng 3 – 4 lần là tốt nhất.
- Sau khi súc miệng bằng nước muối thì hãy súc miệng lại với nước muối để loại bỏ lượng muối dư thừa trong khoang miệng.
- Không ngậm muối trực tiếp hoặc súc miệng với nước muối quá mặn nếu không muốn bị tổn thương niêm mạc miệng và các bệnh lý nguy hiểm khác.
Xem thêm: Súc miệng nước muối đúng cách bạn đã biết chưa?
Cách pha nước muối súc miệng đúng cách, chuẩn tỷ lệ an toàn

Hy vọng với những thông tin về súc miệng bằng nước muối ở trên đã giúp bạn hiểu thêm về lợi ích cũng như cách sử dụng nước muối một cách đúng đắn và hiệu quả. Đồng thời để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám tối thiểu 6 tháng/lần.
Nếu bạn vẫn còn vấn đề cần giải đáp hãy gọi đến số 0901.334.334, Nha khoa Trẻ luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp chi tiết cho bạn.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Niềng răng trong suốt Invisalign
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa