NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Sưng chân răng: Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả

Sưng chân răng: Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả

Sưng chân răng là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến các tổ chức quanh chân răng bao gồm mô nướu, nha chu và các dây thần kinh. Về lâu dài tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà còn làm răng lung lay, nghiêm trọng hơn là làm răng rụng sớm.

Sưng chân răng: Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả

1. Nguyên nhân gây ra sưng chân răng

Sưng chân răng hay sưng nướu là trạng thái các mô mềm quanh răng bị tổn thương, nướu lợi sưng tấy gây đau nhức dai dẳng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do:

1.1 Sưng nướu răng do viêm

Viêm nướu làm kích ứng vùng nướu và khiến chúng bị sưng tấy. Ban đầu các triệu chứng của bệnh lý này thường bị xem nhẹ nên không được chữa trị sớm. Khi tình trạng viêm nướu nghiêm trọng hơn, gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng chân răng có mủ thì nhiều người mới tìm kiếm phương pháp điều trị. Trường hợp nặng của bệnh lý sẽ gây ra tình trạng viêm nha chu hoặc làm rụng răng.

Viêm nhiễm vùng nướu xảy ra do vi khuẩn và mảng bám thức ăn tích tụ ở vị trí chân răng. Lâu dần dẫn đến các mảng bám cứng là cao vôi răng rất khó làm sạch bằng việc vệ sinh răng miệng thông thường.

Viêm lợi làm nướu bị sưng tấy nghiêm trọng

Viêm lợi làm nướu bị sưng tấy nghiêm trọng

1.2 Sưng chân răng do mang thai

Trong thời kỳ mang thai, các hormone trong cơ thể thay đổi khá nhiều, điều này có thể làm tăng lượng máu tới nướu khiến chúng dễ bị kích ứng hơn trước. Hơn nữa, sự thay đổi của hormone cũng làm giảm khả năng chống vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu nên nguy cơ viêm nướu làm sưng chân răng sẽ cao hơn bình thường.

1.3 Thiếu dinh dưỡng làm sưng chân răng

Các loại vitamin, đặc biệt là nhóm vitamin B, C đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Khi cơ thể thiếu hụt quá nhiều vitamin C thì bạn rất dễ mắc phải bệnh lý Scorbut khiến chân răng bị sưng tấy. Cùng với đó là một số triệu chứng như cơ thể dễ bầm tím, đau khớp, đau chân nặng, xuất hiện các đốm đỏ hoặc xanh trên da và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.

1.4 Sưng vùng nướu do nhiễm trùng

Tình trạng sưng chân răng có thể xuất hiện ở bệnh lý nhiễm trùng răng hoặc nướu do nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh lý phổ biến nhất rất dễ mắc phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ là tình trạng sâu răng, viêm tủy, bệnh lý này nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển thành áp xe răng và sưng nướu răng.

Xem thêm: [Tư vấn] Sâu răng gây hôi miệng phải làm sao?

                      Sâu răng bị sưng lợi có mủ phải làm sao?

Sâu răng, viêm tủy làm nướu lợi bị sưng

Sâu răng, viêm tủy làm nướu lợi bị sưng

2. Quá trình tiến triển của bệnh lý sưng chân răng

Giai đoạn 1:

Tình trạng sưng chân răng ở mức nhẹ, không gây đau nhức nhiều nên người bệnh vẫn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường. Ở giai đoạn này, nếu cải thiện chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách và ăn uống khoa học thì nướu lợi sẽ trở lại bình thường mà không cần thiệp bằng bất cứ phương pháp nha khoa nào.

Giai đoạn 2:

Khi phần nướu lợi bị sưng to, động vào có cảm giác căng cứng, gây đau nhức và ê ẩm cho người bệnh thì bệnh lý răng miệng đã trở nặng hơn. Lúc này bạn sẽ không thể tiếp xúc với các đồ ăn hoặc đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng vì nó sẽ làm kích thích nướu và gây đau nhức nghiêm trọng hơn. Về lâu dài còn gây ra tình trạng chảy máu chân răng, nướu lợi có mủ gây nguy hại cho sức khỏe.

3. Các phương pháp điều trị sưng chân răng

3.1 Điều trị sưng chân răng tại nhà

Như đã nói, với những trường hợp sưng chân răng nhẹ thì có thể xử lý ngay tại nhà bằng cách chăm sóc răng nướu cẩn thận. Dưới đây là cách vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống giúp bạn điều trị sưng chân răng ngay tại nhà:

  • Chải răng đều đặn 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và không chải quá mạnh vì dễ làm tổn thương nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở kẽ răng, lưu ý thực hiện nhẹ nhàng để không tác động đến nướu lợi.
  • Súc miệng với nước muối loãng để làm sạch vi khuẩn và giúp kháng viêm hiệu quả.
  • Uống nhiều nước để tăng tiết nước bọt có khả năng làm vi khuẩn bị suy yếu.
  • Không nên ăn các thức ăn quá nóng, quá lạnh hay sử dụng nước súc miệng quá mạnh, đồ uống có cồn hoặc thuốc lá vì chúng gây kích ứng răng nướu.
  • Để giảm sưng chân răng thì bạn có thể chườm lạnh ở má ngoài vị trí bị sưng đau. Sau đó, có thể chườm nóng để giảm đau hiệu quả.

Sau khi răng và nướu được làm sạch thì các triệu chứng sưng tấy, đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể. Bạn hãy giữ vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ thì dần dần tình trạng sưng chân răng cũng sẽ tự khỏi.

Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng tốt hơn để điều trị sưng chân răng

Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng tốt hơn để điều trị sưng chân răng

3.2 Xử lý tình trạng sưng chân răng tại nha khoa

Trong trường hợp sưng chân răng nặng nếu thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà vẫn không thấy hiệu quả thì bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Dựa trên tình trạng thực tế của từng người về thời điểm, tần suất xuất hiện triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh lý để đánh giá sức khỏe răng miệng. Tiếp đến có thể bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang răng hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác hơn.

Thông thường khi điều trị triệu chứng sưng chân răng, bác sĩ tiến hành làm sạch sâu vùng nướu bị viêm nhiễm bằng cách lấy cao răng và mảng bám trên răng. Đồng thời bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc kháng sinh để giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Đối với các trường hợp sưng nướu răng nghiêm trọng có thể phải tiến hành phẫu thuật vùng nướu và xương hàm.

Xem thêm: Sâu răng sưng má: Nên làm gì để điều trị dứt điểm bệnh lý

Các trường hợp sưng chân răng nặng thì cần điều trị tại nha khoa

Các trường hợp sưng chân răng nặng thì cần điều trị tại nha khoa

Như vậy, tình trạng sưng chân răng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng của bạn. Để phòng ngừa tình trạng này xảy ra thì bạn hãy thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách theo các hướng dẫn ở trên. Đồng thời, bạn nên khám răng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần để làm sạch răng miệng thường xuyên, tránh mảng bám cao răng gây viêm nướu, sưng chân răng.

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website