Trẻ em có bao nhiêu răng sữa? Quá trình mọc răng sữa ở trẻ như thế nào?
Vậy trẻ em có bao nhiêu răng sữa mẹ có biết không? Quá trình mọc răng sữa ở trẻ như thế nào? Nên chăm sóc răng sữa của bé ra sao?
Răng sữa là những chiếc răng đầu đời của trẻ, chúng cũng đảm nhận chức năng ăn nhai quan trọng như các răng vĩnh viễn. Đồng thời, răng sữa còn hỗ trợ bé phát âm chuẩn xác và định hướng cho các răng vĩnh viễn mọc sau này. Vậy trẻ em có bao nhiêu răng sữa mẹ có biết không? Quá trình mọc răng sữa ở trẻ như thế nào? Nên chăm sóc răng sữa của bé ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới để được giải đáp tất cả các câu hỏi trên nhé!
1. Trẻ em có bao nhiêu răng sữa?
Khi còn trong bụng mẹ, mầm răng sữa đã hình thành và dần phát triển bên trong nướu lợi. Đến khi trẻ chào đời, những chiếc răng này vẫn chưa nhú lên mà đến khoảng 6 tháng tuổi chiếc răng sữa đầu tiên mới dần lộ diện.
Do lúc này, cấu trúc xương hàm của bé chưa phát triển nhiều nên cung hàm vẫn còn nhỏ. Vì thế, số lượng các răng sữa trên cung hàm cũng ít hơn so với các răng vĩnh viễn sau giai đoạn thay răng. Vậy chính xác thì trẻ em có bao nhiêu răng sữa?
Răng sữa của trẻ chính xác là có 20 chiếc răng chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Ở mỗi hàm sẽ có 10 chiếc răng tương ứng là 2 răng cửa sữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 4 răng hàm. Trong khi đó răng vĩnh viễn sẽ có 32 chiếc răng gồm cả răng khôn số 8, như vậy răng sữa ít hơn răng vĩnh viễn là 12 chiếc răng.
2. Quá trình mọc răng sữa diễn ra như thế nào?
Răng sữa là nhóm răng đầu tiên của con người, chúng bắt đầu mọc lên khi trẻ vẫn còn đang bú sữa mẹ tức là khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, có những trường hợp bé mọc răng sớm ngay khi 3-4 tháng tuổi, cũng có bé mọc răng muộn hơn khi được 7,8,9 tháng tuổi. Muộn nhất là khi bé 3 tuổi là sẽ mọc hoàn tất hàm răng với 20 chiếc răng sữa (trừ trường hợp thiếu mầm răng).
Quá trình mọc răng sữa của bé vẫn diễn ra theo một thứ tự nhất định với khoảng thời gian dao động không quá nhiều, cụ thể:
- 6 – 8 tháng tuổi bé mọc 4 răng cửa giữa ở hàm trên và hàm dưới
- 9 – 13 tháng tuổi bé mọc 4 chiếc răng cửa bên ở hai hàm
- 16 – 22 tháng tuổi con mọc tiếp 4 răng nanh
- 13 – 19 tháng tuổi bé 4 răng hàm số 1
- 25 – 33 tháng tuổi là con mọc thêm 4 răng hàm số hai là hoàn tất.
Như vậy, thường bé sẽ mọc hoàn thiện hàm răng sữa vào tháng thứ 33, tuy nhiên cũng có một số trẻ mọc muộn hơn nên kéo dài đến 36 tháng. Điều này hoàn toàn do cơ địa của từng trẻ và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, nếu đến 1 tuổi mà bé chưa bắt đầu mọc răng thì tức là bé bị chậm mọc răng. Lúc này bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như phương pháp khắc phục để con sớm mọc răng, đảm bảo các chức năng của răng sữa, tránh ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ.
3. Cách chăm sóc răng sữa khỏe đẹp cho bé
Như đã nói, răng sữa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nên việc bảo vệ răng sữa là rất cần thiết, tránh răng bị sâu hỏng sớm làm ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn sau này.
- Nên đánh cho bé đều đặn mỗi ngày 2 lần. Đối với trẻ nhỏ chưa thể tự chải răng thì bố mẹ nên chủ động chải răng cho bé, như vậy sẽ giúp bé làm quen sớm với thói quen chăm sóc răng miệng lành mạnh. Với những trẻ lớn trên 2 tuổi thì bố mẹ hãy hướng dẫn bé chải răng đúng cách, nhắc nhở bé chải răng sau khi ngủ dậy vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Chọn bàn chải và kem đánh răng theo độ tuổi của trẻ. Bàn chải cần phải có lông mềm để không làm tổn thương đến nướu lợi. Kem đánh răng phải là loại đảm bảo an toàn cho bé để khi bé có nuốt phải kem thì cũng không ảnh hưởng gì.
- Cho bé súc miệng thường xuyên với nước muối pha loãng tại nhà hoặc nước muối sinh lý hay nước súc miệng mua tại quầy thuốc.
- Hạn chế cho bé ăn các loại đồ ăn ngọt như bánh kẹo, socola, nước ngọt,… vì chúng chính là nguyên nhân khiến răng trẻ bị sâu răng, mòn men răng.
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, fluor như thịt, cá, trứng, sữa tươi,… để răng trẻ được chắc khỏe hơn.
Xem thêm:
Răng sữa trẻ em có tác dụng gì?
Răng sữa mọc lệch gây ảnh hưởng gì đến trẻ? Cách khắc phục
Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng tại nhà, thì bố mẹ cũng nên đưa bé đến thăm khám định kỳ tại nha khoa trẻ em. Điều này nhằm giúp răng trẻ được theo dõi thường xuyên, ngăn ngừa, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng (nếu có). Đặc biệt nếu được khám răng đúng thời điểm thay răng thì bác sĩ sẽ giúp bé thay răng đúng cách để răng vĩnh viễn mọc lên đều đẹp lâu dài.
Như vậy, Nha khoa Trẻ đã giải đáp chi tiết trẻ em có bao nhiêu răng sữa cũng như cách chăm sóc răng sữa tốt nhất cho bé. Để được tư vấn thêm về các vấn đề răng trẻ em thì bố mẹ có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.