NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Tìm hiểu chức năng của hệ răng sữa là gì?

Hệ răng sữa không chỉ có chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ và còn là tiền đề cho sự phát triển răng vĩnh viễn sau này. Vì vậy, hãy tìm hiểu chức năng của hệ răng sữa để biết được tầm quan trọng của chúng đối với sức khỏe của trẻ.

Tìm hiểu chức năng của hệ răng sữa là gì?

1. Chức năng của hệ răng sữa

Chức năng của hệ răng sữa trong ăn uống

Trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi, khi đó trẻ có thể ăn dặm các thức ăn đặc như bột, rau củ luộc mềm,…Do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên chức năng ăn nhai của răng sữa được đặt lên hàng đầu. Khi thức ăn được nhai kỹ dạ dày của trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn, nhờ đó hệ thống tiêu hóa của trẻ sẽ luôn được khỏe mạnh.

Tìm hiểu chức năng của hệ răng sữa là gì?

Trẻ bắt đầu ăn dặm khi mọc răng những chiếc răng sữa đầu tiên

Chức năng của răng sữa về mặt thẩm mỹ

Ngay từ khi những chiếc răng sữa mọc đầy đủ và chắc khỏe trên cung hàm đã mang đến vẻ đẹp rạng rỡ hơn cho khuôn mặt, giúp trẻ tự tin hơn rất nhiều. Hơn hết, răng sữa còn có chức năng về mặt thẩm mỹ cho hàm răng vĩnh viễn mọc sau này được đều đẹp trên cung hàm.

Chức năng của răng sữa trong phát âm

Đây là một chức năng quan trọng của răng sữa, nó ảnh hưởng chức tiếp đến khả năng giao tiếp sau này của trẻ.

Các răng sữa ổn định trên cung hàm sẽ là một thuận lợi trong quá trình hình thành ngôn ngữ và phát âm của trẻ. Theo các nghiên cứu của chuyên gia về chức năng của răng sữa, trường hợp răng trẻ bị hỏng, phải nhổ hoặc mất răng cửa sớm sẽ rất khó để phát âm chuẩn, nhất là các âm như s, th, ch. Điều này cũng sẽ gây khó khăn trong việc học tiếng anh của trẻ và ảnh hưởng đó có thể kéo dài đến khi trưởng thành.

Chức năng của răng sữa đối với xương hàm

Răng sữa có tác dụng gì? Nhờ sự tác động của răng sữa trong việc ăn nhai mà xương hàm sẽ phát triển ổn định. Các hoạt động như cắn, xé và nhai thức ăn sẽ kích thích xương hàm và xương mặt của trẻ phát triển bình thường.

2. Chi tiết chức năng của từng loại răng sữa

  • Răng cửa sữa: Là những chiếc răng sữa mọc ở phía trước cung hàm, những chiếc răng này có nhiệm vụ cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ
  • Răng nanh sữa: Ở vị trí góc của cung hàm, nằm sát bên cạnh răng cửa sữa, có chức năng chủ yếu dùng để kẹp và xé thức ăn.
  • Răng hàm sữa: Là các răng còn lại của hàm răng, thực hiện chức năng ăn nhai ở giai đoạn cuối. Răng hàm sẽ nhai và nghiền nát thức ăn trước khi nuốt, giúp giảm bớt hoạt động của dạ dày. Khi  ăn nhai kỹ càng, các thức ăn sẽ được tiêu hóa dễ dàng hơn giúp bảo vệ dạ dày khỏe mạnh.

Xem thêm: 

Răng sữa mọc lệch có sao không?

Răng sữa mọc thưa có đáng lo ngại hay không?

Tìm hiểu chức năng của hệ răng sữa là gì?

Chăm sóc răng sữa khỏe mạnh bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên

Như vậy, hệ răng sữa có chức năng vô cùng quan trọng trong việc ăn nhai, tiêu hóa và thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên quan tâm chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Đồng thời bố mẹ nên bổ sung canxi trong thực đơn hằng ngày để giúp răng trẻ luôn chắc khỏe, nếu nhận thấy răng trẻ gặp bất kỳ vấn đề nào thì bố mẹ nên đến phòng khám răng cho bé để con được kiểm tra và điều trị bệnh lý (nếu có). 

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website