Những lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé mà bố mẹ không thể bỏ qua
Lưu ý khi nhổ răng sữa giúp bố mẹ chăm sóc răng miệng tốt nhất cho con mình, tránh tình trạng răng vĩnh viễn mọc sai lệch gây ra sai khớp cắn, bệnh lý sâu răng, viêm lợi.
Thực tế, có nhiều bố mẹ chủ quan trong việc nhổ răng sữa ở trẻ mà vô tình dẫn đến một số vấn đề răng miệng ở trẻ. Nếu nhổ răng sữa quá trễ, có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc lên khi răng sữa chưa rụng khiến các răng vĩnh viễn mọc sai lệch, chen chúc với các răng trên cung hàm.
Về lâu dài hàm răng lệch lạc sẽ gây mất thẩm mỹ và dễ gặp phải một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi,… Do đó, bố mẹ cần chú trọng quá trình thay răng sữa của con, lưu ý khi nhổ răng sữa để giúp răng mọc đều đẹp, hạn chế các vấn đề răng miệng không mong muốn.
1. Những lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé
Thông thường đến thời điểm thay răng, răng sữa sẽ dần lung lay và tự rụng đi để nhường chỗ cho các răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên. Tuy nhiên, có một số trường hợp cần phải chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc lên đều đẹp.
1.1 Trường hợp cần chủ động nhổ răng sữa cho trẻ
- Nếu răng vĩnh viễn đã nhú lên nhưng răng sữa chưa rụng thì cần nhổ răng sữa kịp thời giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, tránh tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ em.
- Răng sữa bị sâu, viêm tủy, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì nên nhổ bỏ răng sữa cho bé để không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn và các răng bên cạnh.
- Đến tuổi thay răng sữa ở trẻ là từ 6 – 12 tuổi, thì bố mẹ nên đưa trẻ đến khám răng định kỳ tại nha khoa. Bác sĩ sẽ theo dõi quá trình thay răng, chủ động nhổ răng và điều chỉnh những sai lệch khi thấy cần thiết.
1.2 Trường hợp không nên nhổ răng sữa cho bé
- Trẻ đang bị viêm lợi nếu nhổ răng sẽ khiến tình trạng này trở nặng hơn.
- Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh về máu không nên chủ động nhổ răng bởi nó có khả năng gây chảy máu kéo dài và dễ bị nhiễm trùng sau nhổ.
- Trẻ bị thấp khớp cấp hoặc các bệnh lý liên quan đến gan.
- Trẻ mắc phải những khối u ác tính, bị bệnh truyền nhiễm.
2. Sau khi nhổ răng sữa nên làm gì?
Sau khi nhổ răng sữa cho bé, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây để giúp nhanh lành thương cho trẻ:
- Ngay sau khi nhổ răng khôn, bố mẹ hãy cho trẻ cắn bông gòn tại vị trí nhổ răng để cầm máu. Nên duy trì trong vòng 30 phút hoặc lâu hơn nếu nhận thấy chân răng vẫn chảy máu.
- Trong trường hợp bé cảm thấy đau nhức nhiều thì bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Để giảm sưng và đau nhức sau nhổ răng thì nên dùng túi chườm đá đặt tại má ngoài tại vị trí nhổ răng sữa.
- Trong 24 giờ đầu, không nên cho bé súc miệng hoặc nhai thức ăn cứng, đồng thời không cho trẻ uống các loại đồ nóng sau khi nhổ răng.
Xem thêm:
Nhổ răng sữa còn sót chân răng có sao không?
Răng sữa rụng bao lâu thì mọc răng vĩnh viễn?
3. Cách chăm sóc răng miệng cho bé sau nhổ răng
Bên cạnh các lưu ý khi nhổ răng sữa, bố mẹ cũng cần quan tâm đến cách vệ sinh răng miệng cho trẻ và chế độ ăn uống sau khi nhổ răng.
3.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé để hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nướu. Chải răng nhẹ nhàng và tránh tác động đến vị nhổ răng sữa, sử dụng bàn chải lông mềm cũng như loại kem đánh răng có chứa lượng flour vừa đủ (kem đánh răng dành riêng cho bé). Đồng thời, bố mẹ nên cho bé súc miệng với nước muối hoặc nước ấm để sát khuẩn hiệu quả cho khoang miệng.
3.2 Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng sữa
Nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm, thường là các món cháo, súp hoặc nước ép sinh tố để tránh hoạt động ăn nhai tại vị trí nhổ răng. Bên cạnh đó, bố mẹ nên khuyến khích bé uống nhiều nước lọc hơn để tốt cho sức khỏe răng miệng và cơ thể.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Nha khoa Trẻ, bố mẹ đã hiểu rõ những lưu ý khi nhổ răng sữa quan trọng để giúp trẻ có hàm răng khỏe đẹp, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ trong suốt quá trình thay răng sữa. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: nhakhoatrehanoi để được tư vấn chi tiết.