NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Cách xử lý tình trạng trẻ bị đau răng sưng má

Cách xử lý tình trạng trẻ bị đau răng sưng má

Trẻ bị đau răng sưng má làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống thường ngày của bé, nhiều trường hợp kéo dài khiến bé bị thiếu dinh dưỡng và sụt cân. Vì vậy, chắc chắn nhiều bố mẹ lo lắng không biết nên xử lý tình trạng trẻ bị đau răng sưng má như thế nào? Vậy hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé!

Cách xử lý tình trạng trẻ bị đau răng sưng má

Cách xử lý tình trạng trẻ bị đau răng sưng má

1. Các nguyên nhân khiến trẻ bị đau răng sưng má

Tình trạng đau răng sưng má ở trẻ nhỏ thường xuất phát từ nguyên nhân bé sún răng, sâu răng ăn mòn vào tủy răng của trẻ. Đây là mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh lý sâu răng, khi vi khuẩn đã phá hủy gần như toàn bộ cấu trúc của răng từ men răng, ngà răng đến tủy răng bên trong. Các nguyên nhân gây ra bệnh lý này là:

  • Khi bé ăn quá nhiều đường và tinh bột nhưng không được làm sạch sau khi ăn sẽ tạo thành lớp mảng bám trên răng. Lâu dần sẽ hình thành các mảng bám cao răng cứng có chứa rất nhiều vi khuẩn mà việc đánh răng thông thường không thể làm sạch được.
  • Các axit trong mảng bám sẽ dần phá hỏng lớp khoáng trong men răng gây tình trạng xói mòn và hình thành nhiều lỗ to nhỏ trên răng. Nếu vẫn tiếp diễn thì vi khuẩn, axit sẽ tấn công vào các lớp răng tiếp theo là ngà răng. Đây là lớp răng tiếp xúc với rất nhiều dần thần kinh của răng nên sẽ gây ra sự nhạy cảm trên răng.
  • Cuối cùng, sâu răng di chuyển vào sâu bên trong răng là tủy răng, nơi có chứa nhiều thần kinh và mạch máu. Khi đó, buồng tủy sẽ bị sưng do kích thích từ vi khuẩn, vết sưng không thể mở rộng bên trong răng gây chèn ép các dây thần kinh và gây đau nhức.
Sâu răng khiến trẻ đau răng sưng má

Sâu răng khiến trẻ đau răng sưng má

2. Cách xử lý tình trạng trẻ bị đau răng sưng má

Đối với những trẻ ở giai đoạn thay răng sữa thì những chiếc răng sâu đã nghiêm trọng khiến trẻ bị đau răng sưng má thì cần được loại bỏ. Có thể sẽ phải nhổ răng sữa sớm để ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới.

Nhưng nếu là răng vĩnh viễn bị sâu thì cần tìm mọi cách để giữ lại, trừ khi răng đã sâu hỏng quá nặng không thể bảo tồn. Lúc này bác sĩ chỉ định điều trị tủy viêm rồi tiến hành hàn trám kín lỗ sâu răng. Việc này nhằm ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và tiếp tục gây viêm nhiễm chiếc răng đã điều trị tủy, tránh trẻ bị đau răng sưng má lần nữa.

Do răng không có khả năng tự phục hồi nên nếu răng đã bị vi khuẩn phá hủy hoàn toàn thì không thể lấy lại được. Khi đó, nếu nhổ răng sâu ở người lớn thì cần tiến hành trồng răng giả để phục hình răng, nhưng với trẻ nhỏ thì việc trồng răng lại có nhiều rủi ro.

Chính vì vậy, tình trạng sâu răng làm trẻ bị đau răng sưng má nhất định phải điều trị sớm, tránh mất răng làm ảnh hưởng đến ăn nhai, thẩm mỹ mà rất khó phục hồi.

Xem thêm: 

Thuốc giảm đau răng cho trẻ em

Nguyên nhân răng trẻ em bị vàng và cách làm trắng răng an toàn cho trẻ

Điều trị răng sâu bằng phương pháp hàn trám

Điều trị răng sâu bằng phương pháp hàn trám

3. Phòng ngừa bệnh lý sâu răng khiến bé bị đau răng

Để phòng ngừa bệnh lý sâu răng cũng như biến chứng trẻ bị đau răng sưng má thì bố mẹ hãy lưu ý những vấn đề sau:

Vệ sinh răng miệng thường xuyên:

  • Chải răng đúng cách cho bé ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa Fluor.
  • Kết hợp chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng và đừng quên nhắc bé vệ sinh cả lưỡi mỗi khi đánh răng.
  • Cho bé súc miệng bằng nước muối pha loãng để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng.

Chế độ ăn uống hợp lý:

  • Hạn chế các loại đồ ăn và đồ uống chứa nhiều đường, đặc biệt không nên cho bé ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ vào buổi tối.
  • Không nên cho bé uống nước hoa quả bằng bình vì sẽ kéo dài thời gian răng tiếp xúc với đường và axit.
  • Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể và răng miệng.
  • Nhắc nhở bé uống nhiều nước để tránh khô miệng, dễ hình thành vi khuẩn hơn.
Nên cho bé uống nhiều nước để tránh khô miệng

Nên cho bé uống nhiều nước để tránh khô miệng

Ngoài ra, việc thăm khám định kỳ 6 tháng/lần cho bé cũng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe sức khỏe răng miệng của bé. Ngay khi sâu răng phát triển ở những giai đoạn đầu sẽ được kiểm soát tốt bệnh lý chứ không kéo dài khiến trẻ bị đau răng sưng má. Do đó, hãy đến Nha khoa Trẻ để bé được chăm sóc răng miệng hiệu quả nhất.

Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website