Cũng giống với những chiếc răng khác trên cung hàm, răng số 4 cũng đảm nhận vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của toàn hàm. Do đó, khi nhổ răng hay mất răng số 4 sẽ không tránh khỏi một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Vậy Răng số 4 là răng nào? Chức năng của răng số 4 là gì? Mất răng số 4 gây ra ảnh hưởng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Nội dung bài viết
1. Răng số 4 là răng nào? Răng số 4 có mấy chân? Mấy ống tủy?
Răng số 4 là răng tiền hàm thứ nhất và cũng là chiếc răng hàm nhỏ thứ nhất trên cung hàm. Răng hàm số 4 có hình lập phương nằm ở vị trí chính giữa răng số 3 (răng nanh) và răng số 5 (răng hàm nhỏ thứ 2). Có 4 chiếc răng hàm số 4 được chia đều cho 2 hàm trên và hàm dưới ở 4 vị trí đối xứng nhau.
Cấu tạo của răng số 4 sẽ khác nhau giữa răng hàm trên và hàm dưới. Vẫn bao gồm thân răng, cổ răng và chân răng nhưng số lượng chân răng của răng số 4 ở hàm trên có từ 1-2 chiếc, còn răng số 4 hàm dưới thì chỉ có duy nhất 1 chân. Răng tiền hàm số 4 thường có 2 ống tủy, răng số 4 hàm dưới thì có thể có từ 1 – 2 ống tủy.
2. Răng tiền hàm số 4 có chức năng gì?
Răng hàm số 4 có kích thước nhỏ hơn răng hàm lớn số 6, số 7 nên diện tích tiếp xúc mặt ăn nhai của răng hàm trên và hàm dưới cũng nhỏ hơn. Do đó, răng số 4 không phải là răng ăn nhai chính mà có chức năng phối hợp với các răng hàm khác ăn nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày.
Răng số 4 cũng có chức năng thẩm mỹ khá quan trọng của khuôn mặt bởi khi cười nói chiếc răng này sẽ lộ ra khá rõ. Nếu răng hàm số 4 khỏe mạnh, trắng sáng thì sẽ nâng cao thẩm mỹ đáng kể của hàm răng và cả khuôn mặt của bạn.
Vị trí của răng số 4 ở gần má nên xương hàm ở vị trí này rất quan trọng, có chức năng nâng đỡ cơ mặt, tránh xảy ra tình trạng khuôn mặt chảy xệ.
3. Ảnh hưởng của việc mất răng số 4
Dựa trên những chức năng quan trọng của răng tiền hàm số 4, chắc hẳn chúng ta cũng đã đoán ra được phần nào những ảnh hưởng tiêu cực của việc mất răng hàm số 4 gây ra. Không chỉ làm giảm thẩm mỹ đáng kể mà nó còn làm khả năng ăn nhai sẽ giảm sút do lực nhai bị suy giảm ở vị trí mất răng, làm tăng áp lực cho các răng hàm khác là răng số 6, 7. Việc này cũng sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như sau:
- Thức ăn chưa được nghiền nát đã trực tiếp đi xuống dạ dày gây áp lực cho bao tử và hệ tiêu hóa. Về lâu dài sẽ gây ra nhiều bệnh lý về đường ruột như khó tiêu, trào ngược axit dạ dày,…
- Do mất lực kích thích từ việc ăn nhai nên vị trí răng hàm số 4 sẽ xảy ra hiện tượng tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Lúc này dễ gây ra nhiều vấn đề như da nhăn nheo, lão hóa,…
- Khi mất răng hàm số 4 lâu ngày thì các răng bên cạnh là răng số 3 và răng số 5 rất dễ bị xô lệch. Nếu nghiêm trọng sẽ làm lệch khớp cắn khiến việc ăn nhai khó khăn hơn, đồng thời xảy ra các cơn đau nhức hàm, đau đầu, đau khớp thái dương kéo dài khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Xem thêm: Răng số 7 có thay không?
4. Nhổ răng số 4 để niềng có ảnh hưởng gì không?
Nhổ răng hàm số 4 bị sâu hỏng hay mất răng số 4 sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, tuy nhiên trong trường hợp nhổ răng số 4 để niềng răng là lại khác. Nếu bác sĩ chỉ định nhổ 4 răng số 4 niềng răng thì bạn hoàn toàn không cần lo lắng gì bởi sau chỉnh nha sẽ không xảy ra các biến chứng như trên.
- Răng số 5 có hình dáng, kích thước tương tự như răng hàm số 4 có thể hoàn toàn thay thế và đảm nhận những chức năng quan trọng của răng hàm số 4 như thẩm mỹ, ăn nhai,…
- Khi chỉnh nha, răng số 5 sẽ được dịch chuyển vào vị trí răng số 4 đã nhổ, do đó không còn khoảng trống gây mất thẩm mỹ, gây tiêu xương hay xô lệch các răng xung quanh.
Nhổ răng số 4 để niềng sẽ chỉ thực hiện khi thật sự cần thiết, thường là trong các trường hợp răng hô vẩu quá mức, răng khấp khểnh mọc chìa ra ngoài, hay các trường hợp sai khớp cắn nặng. Nhổ răng số 4 lúc này sẽ hỗ trợ quá trình di răng tốt hơn, tạo khoảng trống để sắp xếp các răng thẳng hàng mà không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng.
Như vậy, ngoài việc nhổ răng hàm số 4 để niềng răng thì nhổ răng sâu hỏng, răng chấn thương làm mất răng hàm số 4 sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này thì bạn nên trồng răng Implant phục hình ngay lập tức để ngăn ngừa biến chứng do mất răng. Bạn cũng cần lưu ý bảo vệ răng miệng tốt hơn bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày và bổ sung những dinh dưỡng cần thiết cho răng như fluor, canxi để răng chắc khỏe hơn.
Nếu bạn đang có nhu cầu trồng răng hay niềng răng thì bạn hãy liên hệ với Nha khoa Trẻ. Các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tại đây sẽ giúp bạn hiểu rõ tình trạng răng miệng của mình cũng như đưa ra phương án điều trị phù hợp cho bạn.
- Phòng khám Nha Khoa Trẻ 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Trang web: https://nhakhoatre.com/