Hướng dẫn vệ sinh răng miệng bằng nước muối đúng cách
Vệ sinh răng miệng bằng nước muối đúng cách rất quan trọng, được nhiều người áp dụng hàng ngày. Cùng tìm hiểu bài viết hướng dẫn dưới đây nhé.
Từ xưa, ông bà ta thường truyền miệng nhau rằng súc miệng bằng nước muối giúp răng miệng khỏe mạnh, chắc chắn hơn. Vậy vệ sinh răng miệng bằng nước muối có tốt như ông bà ta nói không? Cách vệ sinh răng miệng bằng nước muối như nào? Cùng tìm hiểu và hiểu đúng, thực hành đúng theo hướng dẫn khi vệ sinh răng miệng với nước muối nhé, tránh những tổn hại không đáng có.
1. Vệ sinh răng miệng bằng nước muối có tốt không?
Tác dụng của nước muối là kìm hãm và ức chế vi khuẩn trong mảng bám sinh sôi và phát triển. Trong đó, phòng bệnh là tác dụng tốt nhất khi vệ sinh răng miệng với nước muối. Tuy nhiên việc sử dụng nước muối thường xuyên và không đúng cách có thể dẫn tới tình trạng răng đổi màu, khô miệng, thay đổi hệ vi sinh vật miệng,…
Việc bạn ngậm nước muối hoặc tự pha để súc miệng là không nên vì chỉ nên sử dụng nước muối 0,9% để súc miệng giúp làm sạch tốt nhất mà không gây hại gì cho tổ chức niêm mạc vùng miệng.
Tuy nhiên, nhiều người có thói quen dùng nước muối nồng độ cao. Thậm chí còn có người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì nghĩ muối mặn sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn. Đó là quan niệm sai lầm nghiêm trọng, bởi súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây ra thừa muối trong cơ thể, phát sinh ra rất nhiều bệnh khác.
2. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng bằng nước muối đúng cách
2.1. Không dùng nước muối có nồng độ cao
Tuyệt đối không dùng nước muối ở nồng độ quá cao, mặn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, muối là một chất có khả năng diệt khuẩn cao. Nếu vệ sinh răng miệng bằng nước muối hằng ngày có thể tiêu diệt được những vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.
Tuy nhiên, sử dụng với nồng độ nước muối quá cao sẽ làm tổn thương niêm mạc họng, gây thừa muối cho cơ thể,…
2.2. Súc miệng lại bằng nước lọc
Sau khi súc miệng với nước muối, nhiều người thường quên đi thao tác súc miệng lại với nước lọc. Súc miệng lại với nước lọc rất quan trong bởi nó sẽ giúp bạn rửa trôi lượng muối còn sót lại trên răng, cũng như những mảng bám thức ăn, giúp răng miệng sạch sẽ và thơm tho hơn.
Xem thêm: Súc miệng nước muối xong có cần súc miệng lại bằng nước không
2.3. Cách pha nước muối sinh lý vệ sinh miệng đúng cách
- Cách pha nước muối:
Để đảm bảo cho sức khỏe tốt nhất, thì lượng muối hoặc nước muối dùng cho súc miệng thường có nồng độ là 0,9%. Cách pha nước muối súc miệng tại nhà như sau:
Cứ 1000ml nước sẽ đem đi pha với 9g muối và pha loãng tạo ra dung dịch nước muối 0,9%.
Đầu tiên, bạn đun sôi 1 lít nước và để nguội. Sau đó cho 9g muối vào để pha loãng với nước vừa đun sôi. Lúc này bạn đã có được một lượng nước muối sinh lý có nồng độ là 0,9%.
Bên cạnh đó, bạn có thể vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý mua tại nhà thuốc vừa tiết kiệm được thời gian mà có thể hiệu quả hơn vì nó đã đúng nồng độ 0,9% và hoàn toàn lành tính.
Có nhiều công thức để làm nước muối súc miệng. Bạn có thể lựa chọn mà không quá ép vào một công thức cứng nhắc, miễn là nước muối được hòa ra phù hợp sở thích cá nhân. Đặc biệt chú ý đừng làm cho dung dịch quá mặn. Độ mặn nên tương đương với nước muối sinh lý mua tại nhà thuốc.
- Cách vệ sinh răng miệng bằng nước muối:
Sau khi dung dịch được hòa tan, nhấp một ngụm và súc trong miệng trong khoảng 30 giây xong nhổ ra và lặp lại lần 2. Cách này sẽ loại bỏ những mảng thức ăn bị mắc trong kẽ răng và loại trừ vi khuẩn gây ra do sự tích tụ của mảng bám.
Tiếp theo là súc họng, đánh răng và làm sạch răng bằng chỉ nha khoa. Khi súc họng, ngửa cổ ra sau để nước muối chạm thành sau họng và dùng hơi đẩy nước muối ra. Phải nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên vài lần với nước muối mới cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
Ngoài ra, có thể thêm Baking Soda vào dung dịch muối để tăng độ pH hơn: 1/2 muỗng cà phê Baking Soda với 1/2 muỗng cà phê muối pha với nước ấm. Hỗn hợp này có thể giúp làm trắng răng tốt hơn.
Xem thêm: Súc miệng nước muối sinh lý đúng cách
3. Lưu ý từ nha sĩ khi vệ sinh răng miệng bằng nước muối
- Nước muối súc miệng tự pha rẻ tiền và tiện lợi có thể gây sâu răng vì độ kiềm quá mức làm mòn men răng.
- Men răng bị hư hại sẽ dẫn tới sâu răng có thể gây sứt mẻ và mòn răng quá mức. Vì thế nên cân nhắc khi dùng nước muối để vệ sinh răng miệng hàng ngày, thường xuyên và lâu dài.
- Phải nhổ nước muối súc miệng ra sau khi sử dụng. Muối dùng để pha nước súc miệng phải là muối sạch đã được tinh chế.
Vệ sinh răng miệng bằng nước muối rất tốt nhưng phải điều độ, đúng cách pha chế và cách dùng. Bài viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh răng miệng với nước muối. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn vệ sinh răng miệng tốt hơn. Nếu bạn gặp vấn đề gì nghiêm trọng về răng miệng trong quá trình vệ sinh thì hãy đến ngay Nha khoa Trẻ để bác sĩ thăm khám trực tiếp nhé. Chúc bạn có một hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp như mong muốn.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa