Nội dung chính

Trẻ em bị sún răng viêm lợi phải làm sao để khắc phục?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 15/06/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Trẻ em bị sún răng viêm lợi phải làm sao? Răng sún khiến các răng mủn dần và tiêu đi chỉ còn lại phần chân răng sát nướu, có hiện tượng chảy máu chân răng và có mùi hôi.

Sún răng là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ 1 – 3 tuổi, nó xảy ra ở cả vị trí răng cửa và răng hàm nhưng thường là ở răng hàm trên. Răng sún khiến các răng mủn dần và tiêu đi chỉ còn lại phần chân răng sát nướu, có hiện tượng chảy máu có mùi hôi. Tình trạng này khiến nhiều người lo lắng sún răng có gây viêm lợi không? Trẻ em bị sún răng viêm lợi khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có lời giải đáp cho mình nhé!

Trẻ em bị sún răng viêm lợi phải làm sao để khắc phục?

1. Sún răng có gây viêm lợi không?

Răng sữa có cấu tạo tương tự như răng vĩnh viễn gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Lớp men răng và ngà răng ở răng sữa khá mỏng, có độ canxi thấp nên dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài là vi khuẩn, axit hay nhiệt độ,… Tình trạng sún răng ở trẻ em cũng là dạng tổn thương men răng khi răng sữa dần mủn và tiêu đi, giảm thể tích thân răng.

Sún răng đến giai đoạn nặng sẽ hơi cứng, có hiện tượng chảy máu chân răng gây ra mùi hôi khó chịu. Khi răng sữa bị sún sẽ mang trong mình rất nhiều vi khuẩn gây hại, nó không chỉ làm tổn thương răng và còn gây nguy hại cho nướu lợi. Nếu răng sữa bị ăn mòn quá nhiều xuống sát chân răng thì có thể làm lây lan vi khuẩn sang các tổ chức quanh răng gây viêm nhiễm vùng lợi.

Hơn nữa, những tác động ăn nhai thực phẩm hàng ngày trên phần răng sún hay nướu lợi đã bị tổn thương sẽ làm viêm lợi ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trước. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều vấn đề về răng miệng nguy hiểm khác mà không chỉ làm mòn răng hay viêm lợi thông thường.

Sún răng nặng có thể gây ra những tổn thương ở nướu lợi

2. Trẻ em bị sún răng viêm lợi phải điều trị như thế nào?

Trẻ em bị sún răng viêm lợi có thể được chữa trị bằng các phương pháp dân gian như sử dụng lá trầu không, lá lốt. Tuy nhiên, đây chỉ là những phương pháp được truyền tai giữa các thế hệ chứ không hề có một kiểm chứng khoa học nào.

Do đó, để chắc chắn về tính hiệu quả cũng như độ an toàn khi điều trị thì tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị. Tùy vào tình trạng cụ thể ở trẻ em bị sún răng viêm lợi mà bác sĩ sẽ chỉ định giữ lại hay nhổ bỏ răng sún.

Nhổ răng sún sẽ chỉ được thực hiện trong trường hợp trẻ em bị sún răng viêm lợi nặng không thể bảo tồn răng. Bởi việc mất răng sữa sớm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng sau này. Trẻ có thể nói ngọng, khó phát âm chính xác, các răng vĩnh viễn viễn mọc cũng không có định hướng rất dễ mọc lệch lạc, khấp khểnh, thậm chí làm sai khớp cắn.

Xem thêm: 

Lý giải nguyên nhân trẻ em ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Cách xử lý tình trạng trẻ bị đau răng sưng má

Răng sún nghiêm trọng có thể phải nhổ răng để bảo vệ răng miệng

3. Cách phòng ngừa bệnh lý sún răng, viêm lợi ở trẻ em

Hệ răng sữa cũng nắm giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, chính vì vậy bố mẹ nên chú trọng chăm sóc ngay từ những chiếc răng đầu tiên của bé bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày. Thực hiện vệ sinh ngày 2 lần ở cả nướu, răng và lưỡi đảm bảo khoang miệng của trẻ luôn sạch sẽ.

Đối với trẻ trên 3 tuổi thì nên cho bé sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor, đây là thành phần dinh dưỡng giúp củng cố men răng tránh các tác nhân gây hại bên ngoài. Mẹ nên lựa chọn kem đánh răng có chứa lượng Fluor vừa đủ bởi việc hấp thụ quá nhiều Fluor cũng không tốt cho răng.

Bố mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ, không nên ăn nhiều đồ ngọt hay các món ăn vặt vì chúng dễ gây hại cho răng. Bố mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi và fluor như cá biển, trứng, gan động vật, sữa tươi,…

Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi

Các thói quen xấu như bú bình hay ngậm bình sữa khi ngủ, cắn vật cứng,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ em bị sún răng viêm lợi. Theo các chuyên gia nha khoa thì trẻ nên ngưng cho bé bú sữa được 8 – 10 tháng tuổi để tránh các vấn đề về răng miệng.

Bên cạnh đó, việc thăm khám nha khoa trẻ em định kỳ 6 tháng/lần cũng rất quan trọng, giúp phòng ngừa tình trạng trẻ em bị sún răng viêm lợi cũng như phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý (nếu có). Ngoài ra, trẻ có thể thực hiện trám bít hố rãnh ở các răng hàm, đây là một trong những biện pháp chống sâu răng khá hiệu quả. 

Để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat bên phải nhé!

Tác giả:

Danh mục cẩm nang