NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Trám bít hố rãnh – ngăn ngừa sâu răng cho trẻ hiệu quả

Trám răng ở trẻ hay còn gọi là trám bị hố rãnh là phương pháp hàn trám vật liệu composite hoặc glassionomer lên mặt ăn nhai để ngăn ngừa sâu răng hình thành và phát triển sớm.

Trám bít hố rãnh - ngăn ngừa sâu răng cho trẻ hiệu quả

Trám bít hố rãnh để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả cho trẻ

1. Nguy cơ sâu răng ở hố rãnh 

Trước khi tìm hiểu cụ thể hơn về trám bít hố rãnh, bạn cần biết về vị trí này ở trên răng. Hố rãnh xuất hiện ở trên cùng bề mặt của răng và là mặt nhai nơi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong hoạt động nhai nghiền. Đây là vị trí đầu tiên mà sâu răng hình thành và sẽ dần lan rộng bởi những lý do dưới đây:

  • Hố rãnh tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm hàng ngày và có thể bị lưu trữ thức ăn, mảng bám do cấu trúc đặc biệt.
  • Phần bề mặt nhai có rãnh thường sâu và kẹp khiến bàn chải không thể làm sạch triệt để.
  • Đường rãnh bị giữ lại thức ăn, mảng bám sẽ tạo thành axit và dần ăn mòn sâu hơn, lan rộng ra những vị trí khác.
  • Men răng của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị thẩm thấu và khả năng chống sâu răng còn kém.

Sâu răng thường xuất hiện ở các hố rãnh

2. Tác dụng của kỹ thuật trám bít hố rãnh 

Ngăn ngừa sâu răng hiệu quả bằng cách trám bít hố rãnh, khi đó bề mặt ăn nhai sẽ bằng phẳng hơn, vụn thức ăn dễ dàng được làm sạch bằng việc đánh răng đều đặn mỗi ngày, nhờ đó vi khuẩn sẽ không thể tồn tại và tấn công vào răng.

Khi đã hình thành các lỗ sâu răng, tổn thương đến ngà răng thì việc trám bít hố rãnh sẽ hạn chế tổn thương tối ưu và giúp khôi phục răng lên đến 89%. Trong vật liệu hàn trám glass ionomer cement có chứa fluor, chất này có tác dụng bảo vệ răng, giúp men răng cứng hơn giúp ngăn ngừa sâu răng.

Chất hàm trám ngăn ngừa tổn thương ngà răng

3. Vật liệu trám bít hố rãnh là gì?

Vật liệu được sử dụng để trám bít hố rãnh là Sealant. Đây là một lớp nhựa không hoặc có màu sắc tương tự với răng được cấu thành bởi cement thủy tinh hay composite. Vật liệu này sẽ được lấp kín khe kẽ, mặt nhai trên răng giúp phòng chống tối đa tình trạng sâu răng ở trẻ.

Mặc dù tại Việt Nam chưa có nhiều khách hàng biết đến dịch vụ này nhưng tại nước ngoài, đây được coi là phương pháp phòng ngừa sâu răng tương đối hiệu quả. Ba mẹ hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của phương pháp này nếu trẻ được thực hiện tại nha khoa uy tín.

4. Các trường hợp có chỉ định trám bít hố rãnh

Theo các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ, trám bít hố rãnh nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu để tình trạng răng đã bắt đầu sâu với các lỗ đen li ti xuất hiện trên bề mặt răng thì giải pháp này sẽ không đem lại hiệu quả tối ưu. Thứ tự ưu tiên các trường hợp cần thực hiện trám như sau:

  • Răng hàm lớn số 6 và 7 giữ vai trò quan trọng trong hoạt động nhai nghiền của con người nên được ưu tiên trám sớm hạn chế sâu răng.
  • Răng hàm nhỏ số 4 và 5 sau khi được thay thế vào khoảng năm trẻ được 7-9 tuổi.
  • Hố rãnh tại các răng cửa vĩnh viễn.
  • Răng hàm sữa ở trẻ 3-4 tuổi.

Xem thêm: 

Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao?

Cách xử lý tình trạng trẻ bị đau răng sưng má

Trẻ em đau răng uống thuốc gì và những lưu ý cần biết

Kỹ thuật hàn trám trên bề mặt ăn nhai của răng

5. Quy trình trám bít hố rãnh ngăn ngừa sâu răng 

Bước 1: Kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát

Đầu tiên, trẻ sẽ được kiểm tra tổng quan và đưa ra những nhận định ban đầu về tình trạng răng miệng. Nếu tại vị trí trám bít đã bị sâu răng thì bác sĩ sẽ gợi ý cho bố mẹ thực hiện phương pháp hàn răng để thay thế.

Bước 2: Đánh bóng bề mặt răng

Để tăng khả năng bám dính và hiệu quả phòng chống sâu răng, bác sĩ sẽ thực hiện đánh bóng bề mặt răng trám. Khi không còn bất kỳ mảng bám hay vụn thức ăn nào trên hố rãnh thì bác sĩ có thể bắt đầu bước tiếp theo.

Bước 3: Tạo mối vi lưu cơ học cho vật liệu trám

Chất Etching sẽ được bôi lên bề mặt men, phủ rộng ra hết vùng rìa của chất trám bít. Đây là mối vi lưu cơ học quan trọng cho vật liệu trám.

Bước 4: Rửa sạch bề mặt răng

Để tạo điều kiện cho Sealant bám dính sau này, Etching cần được rửa sạch thật kỹ dưới tia nước từ 1-2 phút. 

Bước 5: Thực hiện trám bít hố rãnh 

Sealant sẽ được bơm trực tiếp lên bề mặt đã được làm sạch. Để ngăn quá trình thực hiện xuất hiện bọt khí, bác sĩ sẽ dùng thám trâm để đẩy và dàn đều vật liệu và các hố rãnh.

Trám bít hỗ rãnh với quy trình đạt chuẩn

Bước 6: Chiếu đèn và kiểm tra lại

Bước cuối cùng sẽ là chiếu đèn khoảng 20s để Sealant chuyển từ thể lỏng sang dạng cứng chắc và bám lại trên mặt hố rãnh. Bác sĩ sẽ kiểm tra thật kỹ càng và kết thúc quy trình.

6. Vật liệu trám bít hố rãnh tồn tại được bao lâu? 

Miếng dán trám bít hố rãnh có thể bảo vệ răng từ 3 – 5 năm hoặc hơn nữa tùy thuộc vào việc bạn chăm sóc răng miệng cho trẻ như thế nào. Vật liệu trám bít sẽ duy trì lâu dài trên răng khi trẻ vệ sinh răng miệng tốt và tránh nhai những vật cứng. Hơn hết bạn nên đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra miếng trám định kỳ, tránh trường hợp bong tróc và phải hàn trám lại.

Trong trường hợp các răng có nhiều hố rãnh cần trám bít, thì bạn nên cho trẻ thăm khám với nha sĩ để kiểm tra, tư vấn và thực hiện trám bít hố rãnh nếu cần thiết.

Với đội ngũ bác sĩ 100% chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt và giàu kinh nghiệm, Nha khoa Trẻ sẽ thực hiện điều trị cho trẻ một cách tối ưu nhất. Vì vậy hãy đến với chúng tôi để các bé luôn có hàm răng khỏe đẹp nhé.

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website