
Trẻ em đau răng thường xuất phát từ các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là tình trạng sâu răng gây đau nhức kéo dài, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày cũng như tinh thần của trẻ. Vậy trẻ em đau răng uống thuốc gì để giảm đau hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này cho bạn.



Trẻ em đau răng uống thuốc gì và những lưu ý cần biết
Nội dung bài viết
1. Bệnh lý sâu răng khiến trẻ bị đau răng
Sâu răng thực chất là hiện tượng mòn men răng, ngà răng do vi khuẩn trong khoang miệng gây ra. Ban đầu sâu răng chỉ biểu hiện với những chấm đen, vàng liti trên bề mặt của răng và chưa gây ảnh hưởng gì.
Nhưng lâu dần sâu răng sẽ tiến triển nặng hơn tạo thành các lỗ sâu to nhỏ khác nhau. Tình trạng trẻ em bị đau nhức do sâu răng sẽ xảy ra khi răng đã bị ăn mòn vào đến tủy răng làm hở tủy, viêm tủy.
Những cơn đau nhức này sẽ tăng dần theo mức độ nặng của răng sâu, có thể khiến trẻ em đau nhức dữ dội, nhất là về đêm khiến tinh thần trẻ mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn là làm giảm khả năng ăn nhai của trẻ, nhiều trường hợp trẻ em đau răng khi bị sâu không ăn uống được nhiều dẫn đến sụt cân, sức khỏe kém.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng
Trẻ em bị sâu răng là tình trạng rất phổ biến và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý này là do:
- Thói quen ăn uống quá nhiều đường từ các loại bánh kẹo, socola hoặc các loại nước ngọt,…
- Các mảng bám thức ăn trên răng của bé chưa được làm sạch hoàn toàn tạo thành môi trường phát triển thuận lợi cho vi khuẩn.
- Thiếu khoáng chất Fluoride để bảo vệ răng trẻ em chắc khỏe, đây là thành phần có trong kem đánh răng của cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều bố mẹ vẫn cho bé sử dụng loại kem đánh răng không chứa Fluoride khiến răng bé yếu hơn và dễ bị tổn thương khi vi khuẩn tấn công.
- Trong trường hợp cơ thể của trẻ bị thiếu các thành phần dinh dưỡng như Canxi, vitamin D3, vitamin A, C, K và fluor cũng sẽ khiến cấu trúc của răng bị ảnh hưởng. Trẻ em không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng này thường có nguy cơ sâu răng cao hơn bình thường.
- Nếu trẻ bị ốm hoặc mắc các chứng bệnh mãn tính khiến trẻ phải thở bằng miệng sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng. Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác ở trẻ.



Răng bị sâu, đau nhức do nhiều nguyên nhân khác nhau
3. Trẻ em đau răng uống thuốc gì?
Trẻ em đau răng uống thuốc gì để giảm đau chắc hẳn là mối quan tâm hàng đầu của bố mẹ khi bé bị sâu răng nặng, làm ê buốt và đau nhức dữ dội. Tuy nhiên để điều trị dứt điểm tình trạng này thì cần xác định nguyên nhân gây đau và loại bỏ chúng.
Việc cho trẻ em đau răng uống thuốc gì chỉ giúp giảm đau nhức tạm thời và hoàn toàn không phải là phương pháp điều trị hữu hiệu. Đồng thời, để đảm bảo an toàn thì trẻ em đau răng uống thuốc gì cần được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Thông thường các loại thuốc được bác sĩ chỉ định để giảm đau răng cho trẻ sẽ bao gồm:
- Metronidazole sử dụng kết hợp với Spiramycin: Sử dụng kết hợp hai loại thuốc này sẽ mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng cho bé. Đối với trường hợp bé đau răng do sâu răng thì có thể cho bé sử dụng thuốc Spiramycin.
- Alphachymotrypsin: Đơn thuốc có chứa Alphachymotrypsin được bác sĩ chỉ định trong trường hợp trẻ đau răng kèm theo hiện tượng sưng lợi.
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể được sử dụng cho bé bị đau răng như Efferalgan, Paracetamol,…
- Thuốc giảm đau nhức răng dùng toàn thân: Loại thuốc này được sử dụng để đưa vào cơ thể của trẻ bằng đường tiêm hoặc đường uống, chỉ được sử dụng trong các trường hợp đau răng nghiêm trọng và các loại thuốc trên không có hiệu quả. Cụ thể các loại giảm đau dùng toàn thân là Docyxyline, Amoxicyline, Tetracyline, Penicilline.
Xem thêm:
Nguyên nhân răng trẻ em bị vàng và cách làm trắng răng an toàn
Có nên lấy cao răng cho trẻ em không?



Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
4. Những lưu ý cần thiết giúp phòng tránh sâu răng và đau nhức răng ở trẻ
Để phòng ngừa sâu răng, tránh tình trạng trẻ bị đau nhức thì bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ chăm sóc răng miệng của trẻ, đặc biệt là trong việc vệ sinh và chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé:
- Vệ sinh răng miệng khi từ khi mọc răng sữa để ngăn vi khuẩn sinh sôi và phát triển làm răng sữa bị sâu, thậm chí là ảnh hưởng đến cả răng vĩnh viễn mọc sau này.
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa một lượng Fluoride vừa đủ, giúp bảo vệ răng chắc khỏe hơn, hạn chế tình trạng răng bé bị đen do sâu hỏng.
- Lựa chọn loại bàn chải với kích cỡ phù hợp với trẻ, đồng thời bàn chải phải có lông mềm để di chuyển linh hoạt mà không làm tổn thương đến nướu lợi.
- Có thể cho bé sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch kẽ răng và mảng bám.



Lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho bé
Chế độ ăn uống hợp lý:
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều đường như chocolate, bánh quy, kẹo, kem, nước ngọt.
- Cho bé ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi, vitamin để tăng cường men răng cho bé.
Ngoài ra, nếu bé có các dấu hiệu sâu răng thì ngay từ giai đoạn đầu bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị sớm, tránh sâu răng tiến triển nặng gây đau nhức và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Liên hệ và đặt lịch hẹn thăm khám và tư vấn miễn phí với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây:
NHA KHOA TRẺ
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi