NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Răng em bé bị đen là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Răng em bé bị đen là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Răng em bé bị đen là tình trạng rất thường gặp phải ở trẻ. Nó có thể là biểu hiện của một số vấn đề về răng miệng của trẻ nên bố mẹ cần đặc biệt lưu ý. Hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu nguyên nhân răng sữa của bé bị đen cũng như cách khắc phục qua bài viết sau đây.

Răng em bé bị đen là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Răng em bé bị đen là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

1. Nguyên nhân khiến răng em bé bị đen

Những chiếc răng sữa của trẻ có cấu tạo với lớp men răng mỏng hơn nhiều so với răng vĩnh viễn. Do đó, chúng có sức đề kháng yếu hơn và dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài. Răng em bé bị đen thường là tình trạng sâu răng do vi khuẩn tấn công làm mòn men răng của bé. Tình trạng này xảy ra có thể là do:

Răng em bé bị đen do men răng:

Răng sữa vốn đã có lớp men răng khá mỏng, nếu lớp men răng này có chất lượng kém thì sẽ làm tăng nguy cơ sâu hỏng răng, làm răng em bé bị đen, xỉn màu, không trắng sáng. Nguyên nhân khiến men răng của bé yếu hơn bình thường có thể xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc do men răng không phát triển tốt.

Do thói quen ăn uống thiếu khoa học:

Đối với trẻ nhỏ thì sở thích ăn nhiều thực phẩm ngọt như bánh, kẹo, nước có ga,…là rất phổ biến. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến mảng bám trên răng của bé tích tụ nhiều hơn, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển phá hủy men răng. Lâu dần răng sẽ xuất hiện các lỗ sâu màu lâu đen và làm mất hoàn toàn màu sắc trắng sáng ban đầu của men răng.

Thói quen ăn nhiều đồ ngọt khiến bé bị sâu răng

Thói quen ăn nhiều đồ ngọt khiến bé bị sâu răng

Do thiếu vitamin và khoáng chất:

Để răng trẻ luôn chắc khỏe và phát triển tốt thì cần phải có một số vitamin và khoáng chất quan trọng như canxi, vitamin, Fluor. Các thành phần vitamin giúp ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn phát triển trong răng, còn Canxi và Fluor có nhiệm vụ tạo lớp bảo vệ bên ngoài men răng, giúp răng khỏe mạnh hơn.

Do đó, nếu thiếu một trong các chất dinh dưỡng cần thiết thì răng bé sẽ yếu và dễ bị tổn thương hơn, khả năng bị sâu răng cũng tăng cao làm răng em bé bị đen, xỉn màu.

Do vệ sinh răng miệng kém:

Việc vệ sinh răng miệng cho bé cần được thực hiện ngay từ giai đoạn răng sữa thì mới có thể tránh được tình trạng vi khuẩn và mảng bám phát triển trong khoang miệng. Từ đó sẽ ngăn ngừa được tình trạng răng sữa bị đen, đục màu do bệnh lý sâu răng, sún răng đã được hạn chế.

Ngoài ra, nếu đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé còn giúp phòng tránh nhiều bệnh lý khác về nướu và răng, đặc biệt là tình trạng viêm chân răng.

Xem thêm: Trẻ bị sâu răng có nên hàn không?

Do sử dụng thuốc kháng sinh sai cách:

Các trường hợp răng em bé bị đen ngay sau khi mọc răng rất có thể là do trong lúc mang thai mẹ đã sử dụng những loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Tetracycline. Đối với những trẻ dưới 10 tuổi cho sử dụng các loại kháng sinh tương tự cũng sẽ khiến răng em bé bị đen, đục màu.

Mẹ bầu sử dụng thuốc kháng sinh nhiều dẫn đến răng em bé bị đen

Mẹ bầu sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline nhiều dẫn đến răng em bé bị đen

2. Cách khắc phục tình trạng răng sữa bị đen ở trẻ

Răng sữa bị đen chỉ là một trong những biểu hiện của tình trạng răng em bé bị yếu, bị sâu răng. Nếu bệnh lý này tiến triển nặng hơn, không chỉ làm mòn men răng mà còn ăn vào tủy răng thì sẽ gây ra nhiều cơn đau nhức cho bé, khiến bé gặp khó khăn trong việc ăn nhai. Lâu dần răng có thể bị mủn, bị sứt mẻ và thậm chí làm mất răng sữa sớm.

Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hướng mọc răng vĩnh viễn sau này của bé, răng vĩnh viễn rất có thể mọc lệch lạc, chen chúc nhau làm lệch khớp cắn. Chính vì vậy, ngay từ khi có những dấu hiệu ban đầu là hiện tượng răng em bé bị đen thì bố mẹ cần quan tâm và tìm kiếm những giải pháp khắc phục hiệu quả.

2.1 Lưu ý đến thói quen vệ sinh răng miệng của bé

Ngay khi bé mọc những chiếc răng đầu tiên bố mẹ cần thực hiện vệ sinh răng sữa sạch sẽ cho bé. Khi bé còn nhỏ thì bố mẹ hãy sử dụng bông gạc và rơ lưỡi cùng với nước muối sinh lý để làm sạch răng cho bé. Khi bé lớn hơn và hàm răng đã mọc gần như hoàn chỉnh thì bố mẹ nên tập cho bé thói quen chải răng đều đặn 2 lần/ngày.

Đồng thời, bố mẹ cũng cần chú ý đến loại bàn chải và kem đánh răng mà bé sử dụng. Bàn chải nên là loại đầu tròn và có lông mềm để khi chải răng không làm tổn thương đến nướu của bé. Không nên cho bé sử dụng kem đánh răng của người lớn mà nên dùng loại kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của bé.

Cần hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách

Cần hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách

2.2 Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý

Với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cơ thể của bé hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể cũng như sức khỏe răng miệng của bé. Các chất cần có trong bữa ăn hàng ngày của trẻ bao gồm chất xơ, canxi, Fluor, các loại vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, cần hạn chế cho bé ăn các thực phẩm ngọt, có nhiều đường, tinh bột và các loại đồ ăn nhanh để ngăn ngừa tình trạng sâu răng làm răng em bé bị đen.

2.3 Khám răng cho bé định kỳ tại nha khoa

Để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe răng miệng của bé thì việc thăm khám định kỳ tại nha khoa trẻ em là rất cần thiết. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách, theo dõi tình trạng răng của bé để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng (nếu có), đặc biệt là tình trạng sâu răng ở trẻ. Thời gian khám răng định kỳ được các chuyên gia khuyến cáo là ít nhất 6 tháng/lần.

Xem thêm: 

Có nên lấy cao răng cho trẻ em không?

Trẻ 2 tuổi bị sâu răng phải làm sao?

Khám răng cho bé giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng

Khám răng cho bé giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng

Trên đây, Nha khoa Trẻ để làm rõ những nguyên nhân răng em bé bị đen cũng như cách khắc phục kịp thời nhằm giúp bố mẹ chăm sóc răng miệng tốt nhất cho bé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác thì bố mẹ có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.

Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website