NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyên nhân trẻ bị hô xương hàm và cách khắc phục triệt để

Trẻ bị hô xương hàm không chỉ đơn thuần gây mất thẩm mỹ khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, khả năng phát âm ở trẻ, do đó cần điều trị càng sớm càng tốt.

Ở giai đoạn 6 tuổi, răng vĩnh viễn của bé bắt đầu mọc lên và thay thế dần cho các răng sữa trên cung hàm. Đây cũng là thời điểm xương hàm phát triển mạnh và bố mẹ dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu phát triển bất thường của răng và xương.

Tình trạng phổ biến nhất là trẻ bị hô xương hàm có biểu hiện làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Khi đó nhiều bố mẹ lo lắng ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé, tương lai có thể khiến trẻ tự ti, thậm chí là ngại giao tiếp với mọi người. Vậy trẻ bị hô xương hàm phải điều trị như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Trẻ bị hô xương hàm phải điều trị như thế nào?

1. Hô xương hàm là gì? Dấu hiệu nhận biết

Hô xương hàm ở trẻ là tình trạng cấu trúc xương hàm trên phát triển quá mạnh so với xương hàm dưới. Lúc này, các răng hàm trên chìa ra phía trước nhiều hơn bình thường gây mất cân đối với khuôn mặt, đặc điểm này lộ rất rõ khi nhìn từ góc nghiêng.

Hô răng, hô xương hàm là 2 thuật ngữ trong nha khoa mà khá nhiều nhầm lẫn với nhau, dưới đây là những đặc điểm của tình trạng hô xương hàm để bạn nhận biết:

  • Cấu trúc răng hàm trên phủ bên ngoài hàm dưới quá nhiều.
  • Nhóm răng cửa vẫn mọc thẳng đứng so với xương hàm, nhưng nhìn từ góc nghiêng thì thấy phần hàm nhô ra khá nhiều so với hàm dưới.
  • Nhìn tổng quan khuôn mặt từ góc nghiêng sẽ có cảm giác bị lõm phần cằm.
Hô xương hàm khiến khuôn mặt mất cân đối, cằm bị lẹm

Ở một số trường hợp phức tạp, tình trạng hô vẩu ở trẻ liên quan đến cả 2 vấn đề là vừa hô do răng, vừa hô do hàm. Lúc này việc điều trị cũng phức tạp hơn, mất nhiều thời gian và chi phí hơn trường hợp trẻ bị hô xương hàm thông thường.

Để biết chính xác là trẻ bị hô xương hàm hay hô răng và mức độ nặng nhẹ như thế nào thì cần xác định dựa trên ảnh chụp X-quang răng. Nó sẽ có hình ảnh trực quan nhất về cấu trúc răng, xương hàm và sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới. Điều này hỗ trợ tối ưu cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phù hợp cho từng trẻ.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị hô xương hàm

Trẻ bị hô xương hàm chủ yếu xuất phát những nguyên nhân chính như sau:

  • Di truyền, bẩm sinh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng hô xương hàm. Sự bất thường trong cấu trúc gen sẽ khiến xương hàm trên phát triển quá mức hoặc xương hàm dưới kém phát triển. Từ đó dẫn đến hiện tượng xương hàm bị hô, khuôn mặt không được cân đối, hài hòa.
  • Thói quen xấu: Ở trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển xương hàm thì những tác động bên ngoài có thể khiến xương phát triển lệch lạc, trẻ bị lệch hàm dưới hoặc hàm trên. Cụ thể những thói quen xấu hàng ngày như mút tay, ngậm núm giả, đẩy răng, chống cằm,…
Thói quen mút tay lâu ngày ở trẻ khiến xương hàm phát triển lệch lạc

Các nguyên nhân trên không chỉ đúng với trường hợp trẻ bị hô xương hàm mà cả trong các trường hợp hô do răng cũng như vậy. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khiến khác khiến răng của trẻ bị hô vẩu như chấn thương, sâu răng, mất răng sữa sớm, nhổ răng sai cách,…

3. Giải pháp điều trị hô xương hàm ở trẻ em

Trẻ bị hô xương hàm không chỉ đơn thuần gây mất thẩm mỹ khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, khả năng phát âm ở trẻ. Vậy nên nếu bố mẹ quan sát thấy tình trạng hô hàm của bé thì hãy đưa con đi khám nha khoa càng sớm càng tốt để kịp thời giúp có nụ cười tự tin cùng sức khỏe răng miệng tối ưu nhất.

Bước đầu tiên trong thăm khám nha khoa là kiểm tra và đánh giá tổng quát tình trạng răng miệng của trẻ. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang răng để xác định chính xác xu hướng phát triển của răng và xương hàm. Chụp X-quang răng cho bé sẽ không gây ảnh hưởng gì cho bé vì có áo chì bảo vệ, đồng thời máy chụp X-quang hiện đại, đảm bảo an toàn tuyệt tối.

Sau khi tình trạng trẻ bị hô xương hàm được xác định thì bác sĩ sẽ tư vấn cho bố mẹ các phương pháp niềng răng phù hợp để nắn chỉnh khớp cắn và xương hàm của con. Nếu trẻ còn nhỏ và xương hàm chưa quá cứng chắc (6 – 12 tuổi) thì niềng răng lúc này sẽ phần nào kìm hãm được sự phát triển lệch lạc của xương hàm. Nhờ vậy mà tình trạng trẻ bị hô xương hàm sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ phải phẫu thuật hàm sau này. Trường hợp cần chỉnh răng móm cho bé cũng nên thực hiện ở độ tuổi này để đạt được khớp cắn lý tưởng. 

Các phương pháp niềng răng trẻ em được áp dụng tại các nha khoa hiện nay bao gồm:

  • Niềng răng tháo lắp kim loại
  • Niềng răng mắc cài (kim loại, sứ, tự buộc)
  • Niềng răng trong suốt Invisalign 

Xem thêm:Những lợi ích khi niềng răng cho trẻ em đúng thời điểm “vàng”

Thực hiện niềng răng sớm cho trẻ để đạt hiệu quả tối ưu nhất

Để lựa chọn được phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất cho bé thì tốt nhất là bố mẹ nên đến trực tiếp nha khoa. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng răng miệng của con để tư vấn phương pháp tối ưu nhất, như vậy bố mẹ cũng dễ dàng quyết định được việc nên niềng răng như thế nào cho con mình.

Niềng răng đúng thời điểm sẽ là lựa chọn đúng đắn nhất để tình trạng trẻ bị hô xương hàm được điều trị triệt để, từ đó thay đổi hàm răng và khớp cắn, khuôn mặt phát triển cân xứng và đạt thẩm mỹ cao nhất.

Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ để được bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn miễn phí.

NHA KHOA TRẺ – ĐỊA CHỈ NIỀNG RĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.