Trật khớp thái dương hàm là gì? 3 cách điều trị phổ biến
Trật khớp thái dương hàm hay sai quai hàm, lệch khớp hàm là tình trạng xảy ra phổ biến ở cả trẻ em và người lớn với nhiều triệu chứng đau nhức, khó chịu và các hệ lụy đáng lo ngại.
Trật khớp thái dương hàm là tình trạng khớp thái dương hàm bị sai lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai, giao tiếp và thẩm mỹ khuôn mặt. Tuy không đe dọa đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy trật khớp thái dương hàm là gì, dấu hiệu nhận biết ra sao và có những cách điều trị nào hiệu quả? Hãy cùng Nha khoa trẻ tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Trật khớp thái dương hàm là gì?
Trật khớp thái dương hàm (TDH) là tình trạng lệch khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ. Tình trạng lệch khớp quai hàm thường xảy ra do khớp cắn bị tổn thương kéo dài mà không được chẩn đoán và can thiệp sớm.
Khớp thái dương hàm giữ vai trò then chốt trong chức năng nhai và vận động hàm. Vì vậy khi bị lệch, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, tình trạng trật khớp có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
2. Các dạng lệch khớp thái dương hàm
Để đánh giá chính xác tình lệch khớp quai hàm, bác sĩ sẽ cần thêm công cụ chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính hình nón (CBCT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Qua đó, mức độ và dạng trật khớp sẽ được xác định rõ ràng, làm cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Hiện nay, các dạng trật khớp thái dương hàm thường gặp bao gồm:
- Trật khớp thái dương hàm theo hướng ra trước
- Trật khớp thái dương hàm lệch ra sau
- Trật khớp thái dương hàm bị đẩy lên trên
3. Nguyên nhân trật khớp thái dương hàm
Tình trạng trật khớp thái dương hàm 1 bên hoặc hai bên có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất gồm:
- Viêm nhiễm và thoái hóa: Các bệnh lý như viêm nhiễm vùng khớp hoặc thoái hóa khớp có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và chức năng của khớp thái dương hàm.
- Bị tác động hoặc vận động sai cách: Những chấn thương mạnh vào vùng hàm mặt hoặc việc há miệng quá mức khi ngáp lớn, nhai vật cứng... có thể làm sai lệch vị trí khớp hàm.
- Stress kéo dài: Áp lực tâm lý, căng thẳng có thể khiến cơ hàm luôn trong trạng thái co cứng, từ đó làm tăng nguy cơ lệch khớp quai hàm.
- Thói quen xấu: Những người có tật nghiến răng trong khi ngủ hoặc thường xuyên siết chặt hai hàm sẽ khiến khớp bị quá tải, lâu ngày dẫn đến trật khớp.
- Răng mọc không đều: Trường hợp răng mọc lệch, chen chúc cũng có thể gây mất cân đối trong vận động hàm, làm phát sinh tình trạng trật khớp cắn.
- Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt: Một số người có thể gặp tình trạng trật khớp thái dương hàm do sự bất thường trong cấu trúc xương mặt bẩm sinh. Điều này vừa gây mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến khả năng vận động của hệ thống nhai.
4. Triệu chứng trật khớp thái dương hàm
Trật khớp thái dương hàm có nhiều dấu hiệu nhận sớm tuy nhiên số đông người bệnh không biết trật khớp hàm là gì nên bỏ lỡ thời điểm điều trị. Một số triệu chứng trật khớp phổ biến như:
- Đau vùng khớp hàm: Cảm giác đau khi nhai, nói nhiều hoặc há miệng lớn, xuất hiện ở trước tai, vùng thái dương hoặc lan ra đầu, cổ và vai.
- Tiếng kêu khi cử động hàm: Khi mở hoặc ngậm miệng, có thể nghe tiếng lách cách hoặc răng rắc từ khớp hàm.
- Hạn chế vận động hàm: Hàm khó mở rộng, có cảm giác cứng, kèm theo hiện tượng lệch hàm khi há miệng.
- Khóa hàm: Hàm bị giữ ở tư thế mở hoặc đóng, gây khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp.
- Cơ nhai mỏi và căng: Sau khi hoạt động hàm kéo dài, cơ nhai dễ bị mỏi, đau hoặc co cứng, làm giảm khả năng vận động.
- Triệu chứng liên quan khác: Gồm đau đầu kiểu căng thẳng, đau quanh tai không rõ nguyên nhân, ù tai, chóng mặt và cảm giác đau lan xuống cổ – vai gây căng cứng, khó chịu.
5. Trật khớp thái dương hàm để lâu có sao không?
Dù không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng trật khớp thái dương hàm lại ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống. Nếu không được điều trị kịp thời, trật khớp thái dương hàm có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nghiêm trọng như:
- Viêm khớp thái dương hàm mạn tính
- Cứng khớp, hạn chế vận động hàm
- Dính khớp hàm
- Đau lan xuống cổ – vai – đầu
- Biến dạng khuôn mặt, lệch hàm
- Gây khó khăn trong ăn uống, giao tiếp
Bên cạnh đó, tình trạng lệch hàm kéo dài có thể làm biến đổi cấu trúc khuôn mặt, gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin và mặc cảm. Vì vậy, việc can thiệp sớm ngay khi có dấu hiệu là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa tổn thương lâu dài.
6. Lệch khớp thái dương hàm có tự khỏi không?
Nhiều người băn khoăn trật khớp thái dương hàm có tự khỏi không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên chỉ trong trường hợp lệch khớp hàm nhai xuất phát từ các tác động cơ học nhẹ như nhai kẹo cao su thường xuyên, cắn vật cứng hay nghiến răng,...
Ngược lại, nếu lệch khớp do các nguyên nhân bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa hoặc tổn thương trong cấu trúc khớp, tình trạng này rất khó tự khỏi. Người bệnh cần đến các nha khoa để can thiệp đúng phương pháp.
7. Trật khớp thái dương hàm phải làm sao?
Trật khớp thái dương hàm nếu không được điều trị đúng cách có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Việc can thiệp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương và thời gian phát hiện bệnh.
7.1. Nắn sai khớp thái dương hàm
Trong trường hợp mắc các bệnh liên quan đến sai lệch khớp hàm, bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp can thiệp nha khoa. Những phương pháp này bao gồm mài chỉnh khớp cắn, nhổ răng mọc lệch hoặc phục hình răng nhằm điều chỉnh vị trí khớp một cách hiệu quả.
Với những trường hợp trật khớp thái dương hàm 1 bên hoặc hai bên, nếu tình trạng còn ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật nắn khớp bằng tay. Điều này giúp khôi phục lại chức năng vận động của khớp một cách tự nhiên và giảm bớt triệu chứng khó chịu.
7.2 Sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu
Với những trường hợp trật khớp ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, việc điều trị bằng thuốc kết hợp các biện pháp hỗ trợ thường mang lại hiệu quả tốt nhất. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm các nhóm kháng viêm, thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ nhằm giảm triệu chứng và cải thiện chức năng vận động khớp.
Đồng thời, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các biện pháp hỗ trợ như xoa bóp nhẹ vùng cơ hàm, chườm nóng, tập vận động hàm,.... Nếu phát hiện sớm và thực hiện đúng cách, phần lớn bệnh nhân có thể hồi phục trong vòng 3 – 5 ngày.
7.3 Phẫu thuật
Trong những trường hợp nghiêm trọng, các phương pháp điều trị thông thường không còn hiệu quả, khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khớp thái dương hàm.
Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng nhằm khôi phục khả năng vận động của hàm, giảm đau và ngăn ngừa biến dạng khuôn mặt. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém, đòi hỏi bác sĩ chuyên môn cao và quá trình phục hồi hậu phẫu cần được theo dõi chặt chẽ.
8. Chữa lệch khớp thái dương hàm tại Nha khoa Trẻ
Nha khoa Trẻ là địa chỉ điều trị chuyên sâu các vấn đề khớp thái dương hàm (TMD),nổi bật với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. 100% đội ngũ y bác sĩ đều tốt nghiệp từ trường Đại Học Y Hà Nội.
Không chỉ mạnh về chuyên môn, Nha khoa Trẻ còn là phòng khám tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại vào điều trị. Đặc biệt, nơi đây là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sở hữu thiết bị ghi lại chuyển động hàm và khớp cắn trong thời gian thực, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị chính xác đến 99%.
Các bệnh nhân của nha khoa đều được xây dựng lộ trình điều trị cá nhân hóa và theo dõi sát sao theo định kỳ. Nhờ vậy, Nha khoa Trẻ đã giúp nhiều bệnh nhân cải thiện rõ rệt tình trạng lệch khớp, phục hồi chức năng nhai và lấy lại sự tự tin trong cuộc sống.
Trật khớp thái dương hàm là tình trạng không nên chủ quan, bởi nếu kéo dài có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai, giao tiếp và thẩm mỹ. Nếu bạn đang nghi ngờ mình gặp phải tình trạng lệch khớp hàm, hãy liên hệ Nha khoa Trẻ – địa chi điều trị uy tín không chỉ giúp giảm đau, phục hồi chức năng hàm mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Thông tin liên hệ Nha khoa Trẻ:
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Địa chỉ: Số 38, Ngụy Như, Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội