5 tác hại không ngờ do thói quen dùng tăm xỉa răng gây ra
Nếu bạn đang có thói quen dùng tăm xỉa răng để làm sạch kẽ răng thì đó là một sai lầm cần bỏ ngay lập tức vì chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề về răng miệng của bạn.
Hiện nay, vẫn có nhiều người có thói quen dùng tăm xỉa răng để lấy mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng sau các bữa ăn. Điều này tưởng chừng như bình thường nhưng thực chất lại đang âm thầm gây ra những tổn thương cực kỳ nghiêm trọng đến cấu trúc của răng và mô nướu. Vậy nên thói quen này hoàn toàn không tốt như mọi người vẫn nghĩ.
1. Thói quen dùng tăm xỉa răng gây ra những ảnh hưởng gì?
1.1 Thói quen dùng tăm xỉa răng gây viêm lợi
Tăm xỉa răng thông thường khá to và nhọn, khi thực hiện cạo mảng bám sẽ không thể làm sạch được hoàn toàn. Hơn nữa, phần đầu nhọn của tăm sẽ đâm vào nướu khiến mô nướu bị tổn thương. Khi đó, vi khuẩn có trong mảng bám còn sót lại sẽ dễ dàng tấn công vào nướu và gây viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, thói quen dùng tăm xỉa răng lâu ngày còn khiến mô nướu chịu một áp lực rất lớn khiến khe răng ngày càng rộng hơn. Việc này khiến thức ăn càng dễ mắc kẹt ở kẽ răng tạo thành mảng bám vi khuẩn gây ra các bệnh răng miệng.
1.2 Mòn chân răng
Thói quen dùng tăm xỉa răng ban đầu chưa gây ra những ảnh hưởng rõ rệt nào, nhưng về lâu dài thì bạn sẽ nhận thấy chân răng có hiện tượng bị mài mòn. Điều này được lý giải là do tăm xỉa răng cọ sát quá nhiều vào chân răng mà chiếc tăm này lại thô cứng nên dễ làm chân răng bị tổn thương.
Khi ăn uống bạn sẽ có cảm giác ê buốt răng, đặc biệt là khi ăn những thực phẩm nóng hoặc lạnh gây kích ứng răng bị mài mòn. Nếu không xử lý sớm thì chân răng sẽ ngày càng yếu hơn và nguy cơ làm răng lung lay và dễ gãy vỡ.
Xem thêm: Top 15 thực phẩm tốt cho răng miệng quen thuộc với bữa ăn hàng ngày
1.3 Tổn thương men răng
Các loại tăm xỉa răng làm từ tre, nhựa hay gỗ đều sẽ gây tác động tiêu cực đến răng lợi, việc bạn lấy tăm chọc nhiều lần vào kẽ răng để lấy mảng bám và thức ăn thừa sẽ làm tổn thương men răng trầm trọng. Khi đó không chỉ khiến răng nhạy cảm hơn trước mà còn dễ bị vi khuẩn tấn công làm tăng nguy cơ mắc bệnh về răng.
1.4 Gây tụt nướu, tụt lợi
Nếu bạn có thói quen dùng tăm xỉa răng hàng ngày thì bạn có thể lý giải được nguyên nhân bạn bị tụt lợi chân răng. Khi dùng tăm cọ sát vào răng lợi gây viêm nhiễm và mòn cổ chân răng sẽ dẫn đến tình trạng lợi bị tụt xuống.
1.5 Tạo khoảng trống giữa các răng
Khi kẽ răng bị tác động quá nhiều với lực mạnh thì sẽ không thể tránh khỏi tình trạng kẽ răng ngày càng thưa ra. Thói quen dùng tăm xỉa răng sẽ khiến hàm răng của bạn giảm tính thẩm mỹ đáng kể, càng kẽ răng rộng khiến việc nhồi nhét thức ăn ngày càng nhiều và khó làm sạch.
2. Nên dùng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa răng
Chỉ nha khoa là dụng cụ vệ sinh kẽ răng chuyên dụng được các chuyên gia khuyên dùng. Với sợi chỉ tơ mảnh được chế tác từ sợi nylon sẽ giúp bạn dễ dàng lấy vụn thức ăn ở kẽ răng. Đặc điểm của chỉ nha khoa là sợi chỉ rất mảnh nhưng lại có độ đàn hồi tốt và rất chắc chắn.
Khi bạn sử dụng chỉ nha khoa thay vì thói quen dùng tăm xỉa răng hàng ngày hoàn toàn ngăn ngừa được các biến chứng răng miệng ở trên. Việc làm sạch răng miệng cũng được đạt hiệu quả tối ưu, không còn mảng bám ở kẽ răng, chân răng hay dưới nướu. Từ đó hạn chế hình thành cao răng gây viêm lợi, giúp răng lợi luôn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng thì bạn cần lưu ý thực hiện đúng cách thì mới mang lại hiệu quả và không gây tổn thương lợi. Không chỉ được sử dụng ở người trưởng thành mà các chuyên gia cũng khuyến khích nên dùng chỉ nha khoa cho cả trẻ nhỏ để vệ sinh răng miệng toàn diện. Nhưng thường trẻ rất khó có thể tự chủ trong việc này nên cần bố mẹ theo sát để hướng dẫn và nhắc nhở.
Xem thêm: U nang răng là gì và cách ngăn ngừa như thế nào?
Răng yếu có phải do thiếu canxi không? Cách khắc phục như thế nào?
Như vậy chắc hẳn bạn đã hiểu rõ được những tác hại do thói quen dùng tăm xỉa răng gây ra đối với răng miệng. Để chăm sóc răng miệng tốt nhất cho mình thì lời khuyên cho bạn là thay đổi ngay từ những thói quen dù là nhỏ nhất. Thay đổi trong việc không dùng tăm xỉa răng nữa mà thay vào đó là dùng chỉ nha khoa và bạn sẽ thấy răng miệng khỏe mạnh hơn trước rất nhiều đấy.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa