Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu chân răng, là bệnh lý răng miệng khá phổ biến và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây để biết nguyên nhân bị tụt lợi cũng như cách khắc phục hiệu quả nhé!
Nội dung bài viết
1. Tụt lợi là gì?
Tụt lợi (tụt nướu) là tình trạng nướu bị co rút về phía chân răng khiến cổ răng lộ ra ngoài và làm răng thông dài hơn bình thường. Tình trạng có thể xảy ra ở răng cửa, răng nanh hoặc thậm chí là bị tụt lợi cả hàm trên và hàm dưới gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe răng miệng.
Tụt lợi nhẹ: Ban đầu tụt lợi chỉ ở mức độ nhẹ, chưa có những biểu hiện rõ ràng trên về mặt của răng. Khi chải răng dễ xảy ra hiện tượng chảy máu chân răng và có cảm giác đau nhức nhẹ.
Tụt lợi nặng: Khi tụt lợi chân răng tiến triển nặng hơn sẽ gây ra sưng đau vùng nướu, chân răng bị lộ ra ngoài khiến răng nhạy cảm hơn trước. Nếu không khắc phục thì những tác động bên ngoài có thể dẫn đến mòn cổ chân răng, lâu ngày khiến răng lung lay và có nguy cơ mất răng.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị tụt lợi chân răng
Tụt nướu xảy chủ yếu là do vi khuẩn gây hại trong khoang miệng tấn công vào vị trí liên kết giữa chân răng và mô mềm. Do đó, các trường hợp bị tụt lợi hầu hết đều do ý thức chủ quan của con người trong việc chăm sóc răng miệng.
- Cao vôi răng: Đây chính là tác nhân lớn nhất gây ra tình trạng tụt nướu ở chân răng. Các mảng bám cao răng lâu ngày trong khoang miệng sẽ hình thành nên ổ vi khuẩn dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, …
- Bệnh nha chu: Khi vi khuẩn tấn công phá hủy mô nướu quanh chân răng, gây ra viêm nhiễm vùng nướu khiến chúng bị co rút lại.
- Chải răng sai cách: Nếu sử dụng bàn chải quá cứng hoặc chải răng quá mạnh có thể làm mòn men răng và làm tổn thương mô nướu khiến chúng bị tụt sâu xuống phía dưới.
- Tụt nướu do nội tiết tố thay đổi: Ở nữ giới trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc thời kỹ mãn kinh có nguy cơ tụt lợi cao hơn bình thường. Bởi lúc này nướu thường nhạy cảm hơn nên dễ bị tác động từ bên ngoài.
- Sử dụng phương pháp làm răng thẩm mỹ sai kỹ thuật: Một số trường hợp làm răng thẩm mỹ ở địa chỉ nha khoa kém chất lượng, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật dẫn đến tình trạng tụt lợi khi niềng răng hoặc bọc răng sứ.
Xem thêm: Bị tụt lợi có chữa được không? Giải pháp điều trị tối ưu nhất?
Tụt lợi răng lung lay phải làm sao?
3. Tụt lợi có thể tự khỏi không?
Bệnh tụt lợi dù là ở mức độ nhẹ hay nặng thì đều không thể tự khỏi được mà cần có thước điều trị và có sự can thiệp của thủ thuật nha khoa. Ban đầu tình trạng tụt lợi chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt nên nhiều người chủ quan và cho rằng “tụt lợi có thể tự khỏi”.
Nhưng đến khi tình trạng tụt lợi tiến triển nặng hơn, xuất hiện những hiện tượng đau nhức, ê buốt thậm chí là răng lung lay thì nhiều người bắt đầu lo lắng và tìm kiếm cách điều trị tụt lợi. Lúc này, việc điều trị có thể trở nên khó khăn hơn và gây ra nhiều đau đớn hơn cho người bệnh. Hơn nữa, nếu để trở nặng mới điều trị thì cũng sẽ khiến bạn mất thêm thời gian điều trị và tốn kém nhiều chi phí hơn nữa. Chính vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu nướu bị tụt thì bạn nên đến nha khoa thăm khám để bác sĩ đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
4. Tụt lợi có chữa được không? Tụt lợi phải làm sao để khắc phục?
Như đã nói ở trên, tại nha khoa sẽ có các thủ thuật giúp bạn chữa trị dứt điểm tình trạng tụt nướu, lợi. Do đó, bạn không cần băn khoăn tụt lợi có chữa được không nữa mà hãy tìm kiếm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để được điều trị an toàn và nhanh chóng.
Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát để xác định nguyên nhân cũng như mức độ nặng nhẹ của tụt nướu. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị hiệu quả trong trường hợp này.
- Điều trị viêm nha chu: Nếu tình trạng tụt nướu ở mức độ nhẹ do viêm nha chu thì cần tiến hành làm sạch vùng bị viêm. Bác sĩ sẽ cạo sạch phần cao răng đã ăn sâu vào chân răng, vệ sinh răng miệng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Sau khi tái tạo lại môi trường khoang miệng thì nướu mới có cơ hội phát triển và khôi phục trở lại.
- Nạo túi nha chu và giảm độ sâu của túi: Khi tụt nướu đã tạo túi nha chu thì cần được làm sạch túi sâu túi nha chu để làm sạch ổ vi khuẩn. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu mô lợi tại vị trí gốc răng nhằm kéo mô lợi lại vị trí cũ.
- Tái tạo xương: Nếu tụt nướu đã làm tổn thương đến xương ổ răng thì cần được phẫu thuật khôi phục phần mô xương bị mất. Khi xương đã phục hồi thì sẽ giúp giữ vững chân răng và mô nướu bên trên được khỏe mạnh.
Xem thêm: [Giải đáp] Tụt lợi chảy máu chân răng phải làm sao?
Với những thông tin quan trọng ở trên, Nha khoa Trẻ hy vọng các bạn đã hiểu rõ nguyên nhân cũng như các phương pháp điều trị tụt lợi tại nha khoa. Dù bạn thực hiện theo phương pháp nào đi chăng nữa thì hãy lưu ý rằng việc điều trị chỉ thực sự hiệu quả khi bạn có một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách.