Sâu răng khi mang thai: 3 nguy cơ gây hại đến sức khỏe của bé
Sâu răng mặc dù không phải là bệnh lý răng miệng nguy hiểm nhưng nếu sâu răng khi mang thai thì lại khác. Bà bầu bị sâu răng có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng.
Sâu răng mặc dù không phải là bệnh lý răng miệng nguy hiểm nhưng nếu sâu răng khi mang thai thì lại khác. Bà bầu bị sâu răng không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà tác động xấu đến sức khỏe của thai nhi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết những ảnh hưởng mà bệnh lý sâu răng gây ra đối với thai nhi cũng như cách khắc phục để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
1. Sâu răng khi mang thai ảnh hưởng gì đến bé?
Bệnh sâu răng hình thành do vi khuẩn trong khoang miệng tấn công làm tổn thương mô cứng của răng, ban đầu làm mòn men răng rồi dần lấn sâu vào ngà răng và tủy răng. Với mức độ sâu răng ở mẹ bầu càng nặng thì sẽ càng gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, các vấn đề mà bé có thể gặp phải như sau:
1.1 Mẹ bầu bị sâu răng có khả năng sinh non cao
Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng sâu răng khi mang thai hay các bệnh lý răng miệng khác như viêm nha chu sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai gấp 2 – 3 lần thông thường. Mẹ bầu có thể xuất hiện các triệu chứng tiền sản giật và trẻ được sinh ra thường nhẹ cân hơn bình thường (dưới 2,5kg).
Các vi khuẩn gây hại phát triển mạnh do sâu răng hay viêm nhiễm sẽ di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai, làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, khiến mẹ chuyển dạ sớm và sinh non. Tình trạng sâu răng còn làm giảm lượng canxi bé hấp thụ từ mẹ nên dẫn đến tình trạng bé nhẹ cân và không được khỏe mạnh.
1.2 Sâu răng khi mang thai làm tăng nguy cơ sâu răng cho bé mới sinh
Có thể bạn đã biết, mầm răng của bé hình thành ngay từ trong bụng mẹ ở giai đoạn tuần thứ 6 -7 thai kỳ. Tiếp đó sẽ hình thành lên men răng, ngà răng và xương ổ răng bao bọc phần tủy răng (hệ thần kinh quan trọng của răng). Khi đó, nếu mẹ bầu bị sâu răng khi mang thai cũng có thể khiến trẻ sau khi mọc răng cũng gặp bệnh lý này do men răng yếu và vi khuẩn gây hại.
1.3 Vi khuẩn sâu răng lây từ mẹ bầu sang bé
Trong quá trình chăm sóc bé mới sinh, vi khuẩn sâu răng có thể lây từ miệng mẹ bầu sang bé thông qua việc hôn bé, bón thức ăn,… Khi đó, sức đề kháng của trẻ chưa đủ khỏe mạnh để chống lại vi khuẩn gây hại nên nguy cơ nhiễm khuẩn sâu răng là rất cao. Từ đó làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý răng miệng ngay từ sớm, đặc biệt là bệnh lý sâu răng, viêm tủy.
Xem thêm: Sâu răng mới chớm tự khỏi được không? Giải pháp điều trị nào tốt nhất?
2. Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu mắc bệnh lý sâu răng
Khi mang thai, cơ thể của người mẹ có nhiều sự thay đổi về hormon Estrogen và Progesterone lảm ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với mảng bám và vi khuẩn trên răng. Dần làm tích tụ vôi răng ở nướu và chân răng chứa rất nhiều vi khuẩn gây ra bệnh lý sâu răng.
Đồng thời, khi mang thai lượng canxi trong cơ thể của mẹ bầu thay đổi liên tục, thường bị thiếu hụt do phải cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Khi đó, lượng canxi ở răng cũng suy giảm khiến răng yếu hơn nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra sâu răng.
Ngoài ra, có một nguyên nhân nữa khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh lý sâu răng khi mang thai cao hơn người thường là do chế độ ăn uống hàng ngày. Do mẹ phải thường xuyên ăn nhiều bữa nhỏ trong một ngày nên miệng luôn tồn tại axit làm mòn men răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Lúc này việc vệ sinh răng miệng cũng sẽ khó đảm bảo làm sạch được vi khuẩn do việc ốm nghén khiến mẹ bầu chải răng khó khăn, nhất ở vị trí các răng hàm bên trong.
3. Sâu răng khi mang thai mẹ cần làm gì?
Ở mẹ bầu thì việc can thiệp các biện pháp nha khoa nên được hạn chế đối đa để chắc chắn rằng sức khỏe của thai nhi được đảm bảo. Chỉ những trường hợp khẩn cấp khi sâu răng ở mức độ quá nặng thì có thể phải tiến hành nhổ răng sâu nhưng cần được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
Với những trường hợp sâu răng gây đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai thì mẹ có thể trám răng tạm thời để giảm đau răng. Còn lại những trường hợp không nên can thiệp bất kỳ biện pháp nha khoa nào khác mà bạn cần thay đổi chế độ chăm sóc răng miệng tốt hơn để cải thiện tình trạng sâu răng khi mang thai.
3.1 Vệ sinh răng miệng khi gặp bệnh lý sâu răng khi mang thai
- Chải răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối với bàn chải lông mềm để không làm tổn thương răng nướu.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng để làm sạch mảng bám ở kẽ răng. Nên thực hiện tối thiểu 1 lần/ngày.
- Sau các bữa ăn cần súc miệng thật sạch để không tích tụ mảng bám trên răng. Trong ngày nên súc miệng thường xuyên với nước súc miệng có chứa Fluor để tăng cường men răng.
Xem thêm: Cảnh giác: Vị trí dễ sâu răng nhất và cách phòng ngừa hiệu quả
Sưng chân răng: Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả
3.2 Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị sâu răng
- Các khoáng chất quan trọng là Canxi Photpho cần được mẹ bầu bổ sung đầy đủ trong quá trình mang thai. Nếu dinh dưỡng của mẹ không hợp lý có thể khiến răng bé sau này yếu và dễ bị sâu răng.
- Canxi là thành phần quan trọng nhất trong quá trình phát triển răng, giúp có hàm răng chắc khỏe. Do đó, mẹ hãy tăng cường sử dụng nguồn thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, hải sản, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại rau quả như chuối, cam, kiwi,…
Như vậy, sâu răng khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, mẹ hãy chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ bé tránh xa khỏi vi khuẩn gây hại, tránh xa khỏi bệnh lý sâu răng.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa