Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất thường gặp. Nếu biết chính xác vị trí dễ sâu răng nhất và có cách phòng ngừa hiệu quả thì bạn hoàn toàn không cần lo lắng về mối nguy hại do sâu răng gây ra. Dưới đây sẽ là những giải đáp chi tiết về bệnh lý sâu răng, hãy cùng theo dõi để bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về bệnh lý sâu răng
Để xác định vị trí dễ sâu răng nhất thì trước tiên chúng ta cần hiểu cơ bản về bệnh lý sâu răng, dấu hiệu nhận biết hay tác hại của bệnh lý.
1.1 Sâu răng là gì?
Sâu răng là quá trình hủy khoáng của răng do vi khuẩn ở mảng bám gây ra, lâu dần sẽ làm tổn thương răng và mất mô cứng. Sâu răng tổng hợp của cả 3 yếu tố bao gồm thực phẩm, men răng và vi khuẩn.
Bệnh lý sâu răng có thể gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên hay người lớn tuổi. Đặc biệt phổ biến ở trẻ em do quá trình chăm sóc răng miệng ít được chú trọng.
1.2 Nguyên nhân gây sâu răng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sâu răng và xác nguyên nhân được xác định chủ yếu bao gồm:
- Ăn nhiều đồ ngọt: Những đồ ăn nhiều đường như sữa, kem, mật ong,… nếu bám lâu trên răng sẽ dần bị vi khuẩn phân hủy thành chất thải, tạo ra axit lactic ăn mòn men răng.
- Đồ uống dễ gây sâu răng: Cụ thể là các loại nước ngọt hay nước có cồn có nhiều khả năng gây sâu răng. Với rượu bia sẽ làm giảm lượng nước bọt, từ đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào bề mặt của răng, làm răng nguy cơ sâu răng.
- Vệ sinh răng miệng kém: Việc không đánh răng thường xuyên, không dùng chỉ nha khoa, không chải lưỡi,… sẽ tạo môi trường thuận lợi cho mảng bám và vi khuẩn sinh sôi gây sâu răng.
- Răng thiếu Florua: Đây là chất dinh dưỡng quan trọng để tăng cường sức khỏe cho răng, ngăn ngừa sâu.
1.3 Dấu hiệu nhận biết răng sâu hỏng
Dấu hiệu nhận biết răng sâu sẽ diễn biến theo từng giai đoạn bệnh lý, nếu không điều trị sớm thì sâu răng trở nặng sẽ mang đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.
Dù là vị trí dễ sâu răng nhất hay các vị trí khác trên cung hàm thì đều sẽ có những triệu chứng dễ nhận biết khi bị sâu răng. Dưới đây là 3 giai đoạn sâu răng cùng với các dấu hiệu cụ thể.
- Giai đoạn sâu men răng: Răng sâu bắt đầu xuất hiện các đốm màu sáng đục, khi đã ăn mòn men răng sẽ dần hình thành các lỗ nhỏ liti có màu nâu đen.
- Giai đoạn sâu ngà răng: Những lỗ sâu trước đó sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Sâu răng ăn vào ngà răng sẽ dẫn đến các triệu chứng ê buốt, đau nhức mỗi khi ăn uống, đặc biệt là khi ăn đồ nóng lạnh.
- Giai đoạn viêm tủy răng: Bộ phận trong cùng là tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử khiến răng nhuộm màu nâu đen. Kèm theo đó là những cơn đau nhức dai dẳng nghiêm trọng khiến cơ thể mệt mỏi.
Xem thêm: Sâu răng gây viêm xoang: Cách phòng ngừa và điều trị dứt điểm
1.4 Tác hại khi bị sâu răng
Dựa trên triệu chứng sâu răng cũng đã thấy được mức độ ảnh hưởng nhất định của răng sâu đến sức khỏe con người. Răng sâu gây ra những cơn đau nhức, răng nhạy cảm khiến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn.
Sâu răng còn có thể có các biến chứng nghiêm trọng hơn nữa, dù là ở trẻ em đang trong hệ răng sữa. Biến chứng bao gồm:
- Sưng mủ quanh răng
- Răng lung lay, mất răng sớm
- Gặp vấn đề về dinh dưỡng do khó ăn nhai
- Áp xe răng, có thể dẫn đến nhiễm trùng.
2. Đâu là vị trí dễ sâu răng nhất trên cung hàm?
Xác định chính xác vị trí dễ sâu răng nhất sẽ giúp bạn chủ động được trọng việc ngăn ngừa sâu răng cùng các biến chứng nguy hiểm đã kể ở trên.
Ở người trưởng thành có 32 chiếc răng vĩnh viễn thì vị trí dễ sâu răng nhất đều là những chiếc răng ăn nhai. Mà răng chủ lực để ăn nhai trên cung hàm chính là răng hàm lớn số 6, 7.
Răng hàm lớn có tỷ lệ sâu răng cao nhất vì chúng nằm ở vị trí cuối khoang miệng nên khó quan sát và làm sạch. Kết hợp với ăn nhai, nghiền nát thức ăn thường xuyên sẽ khiến men răng dễ bị vào mòn và suy yếu.
Đồng thời, bề mặt của răng hàm có rất nhiều trũng rãnh, khi ăn uống sẽ tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ, vi khuẩn sinh sôi và tấn công vào men răng.
Như vậy, răng số 6, số 7 có nguy cơ bị sâu rất cao, nếu không vệ sinh và chăm sóc kỹ lưỡng thì rất khó đảm bảo sức khỏe của răng về lâu dài.
3. Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em
Sâu hỏng răng xuất phát từ việc chăm sóc răng miệng chưa đúng cách, do đó việc phòng ngừa trước tiên phải cải thiện chế độ vệ sinh ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày.
3.1 Chế độ ăn uống khoa học
- Kiểm soát lượng thức ăn có nhiều đường, các loại đồ uống có hại như nước ngọt, rượu bia.
- Hạn chế đồ ăn nóng – lạnh khiến răng nhạy cảm.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, canxi để làm sạch răng và củng cố men răng.
- Uống nhiều nước lọc để tránh khoang miệng bị khô tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
3.2 Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần đánh răng tối thiểu 2 phút.
- Chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn, không chải răng theo chiều ngang vì sẽ làm mòn men răng.
- Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/lần, lựa chọn bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến mô lợi.
- Sử dụng chỉ nha khoa sau đánh răng để làm sạch mảng bám và mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng.
- Súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để giảm thiểu vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
- Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần, giảm thiểu mảng bám trên răng.
Xem thêm: Giải pháp điều trị sâu răng có lỗ thủng vào tủy răng
Sâu răng cấm phải làm sao? Răng sâu nên nhổ bỏ hay giữ lại?
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã giải đáp chi tiết thắc mắc “đâu là vị trí dễ sâu răng nhất?”, hy vọng đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hãy chủ động phòng ngừa sâu răng để ngăn ngừa biến chứng, tránh trường hợp sâu răng nặng khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn.