Sâu răng có lỗ thủng là bệnh răng miệng rất thường xảy ra do việc vệ sinh răng miệng chưa được chú trọng. Khi đó, mô răng đã bị phá hủy nên tạo thành nhiều lô sâu to nhỏ trên răng, trường hợp nặng thì lỗ sâu có thể lan tận vào tủy răng. Khi đó cần có phương pháp điều trị kịp thời nếu không sẽ xảy ra nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng hơn.
Nội dung bài viết
1. Xác định mức độ nặng nhẹ của tình trạng sâu răng có lỗ thủng
Tình trạng sâu răng có lỗ thủng được chia thành 3 mức độ khác nhau dựa trên tình trạng tổn thương của men răng, ngà răng và tủy răng bên trong. Các triệu chứng của từng trường cũng khác nhau với những ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến sức khỏe răng miệng. Cụ thể:
Mức độ 1:
Răng sâu có lỗ nhỏ li ti màu đốm xám trên bề mặt của răng, đây là biểu hiện ban đầu ở tình trạng nhẹ nên thường không được chú ý tới. Nhưng dần dần vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào lớp men răng khiến các mô răng tổn thương nhiều hơn với các lỗ sâu lớn hơn.
Mức độ 2:
Sâu răng có lỗ thủng là tình trạng sâu răng nặng khi lớp men răng, ngà răng đã bị phá hủy. Khi đó, răng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt răng khi ăn uống thực phẩm nóng lạnh, nếu thức ăn mắc kẹt vào lỗ thủng cũng sẽ cực kỳ khó chịu.
Mức độ 3:
Nếu sâu răng có lỗ thủng không được điều trị sớm thì vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào mô tủy bên trong gây ra nhiều cơn đau nhức dữ dội và kéo dài. Tiến triển nặng hơn nữa sẽ khiến viêm nhiễm lan rộng hoặc gây chết tủy khiến răng yếu đi và có nguy cơ bị gãy vỡ.
Dù ở mức độ nào kể cả khi răng sâu chưa tạo thành các lỗ thủng thì bạn vẫn nên đến nha khoa thăm khám và điều trị. Việc này sẽ hạn chế được tác động của bệnh sâu răng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe răng miệng của bạn.
2. Cách điều trị răng sâu có lỗ thủng như thế nào?
Bệnh lý sâu răng rất phổ biến ở cả trẻ em và người lớn với các biểu hiện cụ thể các lỗ thủng trên bề mặt của răng. Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tác động đến sức khỏe răng nướu dẫn đến những cơn đau nhức, ê buốt răng và thậm chí gây nhiễm trùng chân răng.
Với từng mức độ nặng nhẹ của bệnh lý sâu răng cũng như tình trạng sâu răng có lỗ thủng mà bác sĩ chỉ định một trong hai phương pháp là hàn trám hoặc bọc răng sứ. Các phương pháp được áp dụng trong các trường hợp cụ thể như sau.
2.1 Hàn trám răng
Sâu răng có lỗ thủng nhỏ ở trường hợp mới chớm sâu sẽ thực hiện hàn trám răng bằng vật liệu chuyên dụng để bịt kín lỗ sâu. Từ đó răng được tái tạo hình dáng như trước và răng chắc khỏe như bình thường.
2.2 Bọc răng sứ cho răng sâu
Các trường hợp sâu răng nặng hơn khi đã vào đến tủy răng bên trong thì sẽ phải bọc răng sứ phục hình. Bạn sẽ được bọc một mão răng sứ bên ngoài răng thật đã bị tổn thương, chúng có màu sắc và hình dáng đạt thẩm mỹ cao. Như vậy vừa phục hình được thân răng vừa bảo vệ răng thật bên trong tránh tác động xấu từ bên ngoài.
2.3 Nhổ răng và trồng răng phục hình
Trường hợp sâu răng nghiêm trọng nhất là tình trạng viêm nhiễm lan rộng, mất gần hết thân răng không thể phục hồi. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sâu để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm hơn nữa và sau đó bạn cần trồng răng phục hình để duy trì chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng.
3. Cách phòng ngừa bệnh lý sâu răng hiệu quả
- Đánh răng đúng cách ngày 2 lần/ngày, không chải răng theo chiều ngang vì dễ làm tổn thương men răng làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn đồ nóng lạnh đột ngột, hạn chế ăn các loại đồ ngọt, bổ sung thêm nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor để tăng cường sức khỏe răng nướu.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở kẽ răng, chân răng.
- Súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng diệt khuẩn mỗi ngày.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là tình trạng sâu răng có lỗ thủng.
Như vậy, tình trạng sâu răng có lỗ thủng cần điều trị càng sớm càng tốt, tránh trường hợp sâu răng nghiêm trọng hơn vào tủy răng và khó phục hồi. Mặc dù điều trị sâu răng không phải kỹ thuật khó, nhưng để đảm bảo hiệu quả thì bạn vẫn cần lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín với bác sĩ giàu kinh nghiệm.