Nội dung chính

Trẻ 4 tuổi sâu răng phải làm sao? Cách chữa sâu răng cho bé

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 13/09/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý, có thể phải nhổ răng hàm sữa nếu răng sâu nghiêm trọng gây viêm nhiễm lan rộng.

Các bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ như viêm nướu, sâu răng,… rất dễ làm tổn thương đến cấu trúc răng của trẻ. Răng hàm bị sâu vỡ vào tủy răng khiến bé bị đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của trẻ. Điều này khiến bố mẹ băn khoăn có nên nhổ răng sâu cho bé không? Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi như thế nào? 

Răng hàm bị sâu ở bé 4 tuổi có nhổ răng được không?

1. Tác hại khi bé 4 tuổi bị sâu răng cửa, răng hàm 

Trước khi tìm hiểu cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi, ba mẹ sẽ cần hiểu rõ về những tác hại của tình trạng này. Răng cửa, răng hàm là những chiếc răng có ảnh hưởng rất lớn về khả năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ gương mặt. Mặc dù vậy, trong nhiều năm gần đây thì trẻ trên dưới 4 tuổi bị sâu các răng này rất nhiều.

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa, nhai nghiền thức ăn hay khiến hàm răng không được đẹp. Về lâu dài, tình trạng biếng ăn, bỏ bữa do đau nhức răng có thể xảy ra. Trẻ cũng sẽ tự ti hơn với bạn bè đồng trang lứa khi giao tiếp, nói chuyện mà để lộ hàm răng sâu xấu xí.

Bên cạnh đó, vi khuẩn không chỉ tấn công răng sữa mà còn ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này và nướu của trẻ. Răng bị sâu quá nặng phải nhổ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và cấu trúc của khung hàm về sau này. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như tổn thương răng, viêm nha chu, áp xe răng, viêm nướu,…

2. Nguyên nhân khiến bé 4 tuổi hay bị sâu răng 

Theo các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ, có 3 nguyên nhân chính gây ra tình trạng sâu răng hàm, răng cửa ở trẻ 4 tuổi. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những nguyên nhân đó ngay bây giờ.

2.1 Thói quen ăn uống và vệ sinh không phù hợp

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ 4 tuổi cũng như bất kỳ đối tượng nào khác. Ở trẻ nhỏ, chế độ ăn uống sẽ có rất nhiều bánh kẹo, nước ngọt,… và chia thành nhiều bữa trong ngày. Vi khuẩn hay mảng bám có thể bám lại kẽ răng cũng như kết hợp với axit và nước bọt gây ra tình trạng sâu răng.

Bên cạnh đó, trẻ cũng chưa ý thức được về việc vệ sinh răng miệng của bản thân. Từ đó dẫn đến việc làm qua loa, không làm sạch triệt để các mảng bám và thức ăn dư thừa trong răng. Đôi khi trẻ cũng quên đi việc mình phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi ngủ và về lâu dài sẽ dẫn đến sâu răng.

Trẻ sâu răng do đánh răng chưa đúng cách

2.2 Trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng

Khi thấy con mình gặp các vấn đề về răng miệng, nhiều phụ huynh không biết nếu trẻ 4 tuổi bị sâu răng thì phải làm sao. Trẻ hoàn toàn có thể mắc các bệnh lý như viêm nướu, viêm tủy răng,… Hay có những trường hợp trẻ bị di truyền sâu răng từ mẹ, răng bẩm sinh bị lệch lạc gây khó vệ sinh,…

Ở trẻ nhỏ, men răng và ngà răng sữa sẽ tương đối yếu so với người trưởng thành. Cộng thêm những bệnh lý hay vấn đề răng miệng đã nêu trên, vi khuẩn sẽ có môi trường rất phù hợp để phát triển.

2.3 Xuất phát từ sự chủ quan của cha mẹ

Nhiều bậc phụ huynh thường có suy nghĩ con ăn được là tốt, là có thể phát triển được như các bạn bè đồng trang lứa. Từ đó dẫn đến việc cho trẻ ăn đồ ngọt hay các loại thức ăn mà trẻ thích. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng những tác hại tiềm ẩn đằng sau các loại thực phẩm đó lớn như thế nào. 

Cũng có cha mẹ không hiểu rõ, nghĩ rằng nếu trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm hay răng sữa thì răng vĩnh viễn sau đó có thể mọc lên thay thế. Chính vì vậy mà tình trạng sâu răng lại càng trở nên phổ biến và khi được thăm khám thì hầu hết đã chuyển biến nặng.

3. Bé 4 tuổi bị sâu răng hàm, răng cửa thì phải làm sao? 

Vậy nếu trẻ 4 tuổi bị sâu răng thì phải làm sao? Hãy cùng Nha khoa Trẻ đến ngay với những phương pháp được tin dùng để điều trị tình trạng này cho bé.

3.1 Cách chữa sâu răng nhẹ cho trẻ 4 tuổi

Ngay khi phát hiện ra những tổn thương, sâu răng ở trẻ, ba mẹ nên nhanh chóng cho trẻ tới thăm khám nha khoa. Nếu tình trạng còn nhẹ, bác sĩ sẽ không khuyến cáo nhổ răng sữa của trẻ quá sớm. Một số thủ thuật thường được sử dụng để chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi có thể kể đến như:

Không chỉ cải thiện tình trạng sâu răng, các biện pháp này còn giúp bé có thể cải thiện khả năng ăn nhai, giao tiếp cũng như thẩm mỹ răng miệng.

Chữa răng sâu cho bé bằng cách trám răng

3.2 Điều trị sâu răng nặng

Nếu sâu răng quá nặng và không thể áp dụng các phương pháp trên, chỉ định nhổ răng là bắt buộc. Điều này sẽ hạn chế tối đa vi khuẩn có thể lan sang các răng kế cận, nướu hay thậm chí là cả mầm răng vĩnh viễn. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất nhằm đảm bảo quá trình phát triển răng miệng của trẻ thuận lợi.

4. Có nên nhổ răng sâu cho bé 4 tuổi không?

Nhổ răng sâu cho trẻ 4 tuổi sẽ không phải lựa chọn tối ưu cho sự phát triển răng miệng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc phải nhổ răng để tránh tình trạng sâu răng hàm gây đau nhức, viêm nhiễm tiến triển nặng hơn. Tiêu biểu có thể kể đến như:

 

Giai đoạn thay răng sữa ở trẻ là từ 6 – 12 tuổi. Do đó nếu trẻ bị sâu hỏng răng ở thời điểm 4 tuổi thì bố mẹ cần đặc biệt lưu ý đưa trẻ đến địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, từ đó đưa ra cách chữa sâu răng ở trẻ em phù hợp. 

Răng sâu vỡ, viêm tủy nặng không thể điều trị thì nên nhổ răng

5. Lưu ý khi nhổ răng sâu cho bé 4 tuổi 

Nhổ răng là phương pháp không được khuyến khích trong các trường hợp răng sâu hỏng. Đặc biệt là tình trạng sâu răng hàm, răng cửa ở trẻ thì càng cần chú trọng vấn đề này bởi:

Xem thêm: 

Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao?

5 cách phòng ngừa sâu răng cho bé hiệu quả

Lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín để nhổ răng sữa cho bé

Với những chia sẻ ở trên về vấn đề “bé 4 tuổi có nhổ răng được không” Nha khoa Trẻ hy vọng bố mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc răng miệng cho bé. Bố mẹ nên nhớ rằng việc chăm sóc răng miệng cần được thực hiện ngay từ hệ răng sữa chứ không chỉ là răng vĩnh viễn. Và đây sẽ là tiền đề cho một hàm răng vĩnh viễn đều đẹp sau này.

Tác giả:

Danh mục cẩm nang