Nội dung chính

Niềng răng khi bị mất răng cửa có được không? Giải pháp nào tốt nhất?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 07/08/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Cụ thể ở trường hợp niềng răng khi bị mất răng cửa, nếu đây là chiếc răng cửa lớn và để lại khoảng trống mất răng nhiều thì thường sẽ phải niềng răng kết hợp phục hình.

Niềng răng khi bị mất răng cửa có được không? Nếu bạn đang có ý định niềng răng thẩm mỹ nhưng chẳng may bị mất răng cửa thì chắc hẳn sẽ có băn khoăn này. Theo dõi bài viết dưới đây để được giải pháp chi tiết vấn đề này cũng như có được giải pháp tốt cho trường hợp mất răng cửa.

Niềng răng khi bị mất răng cửa có được không?

1. Tổng quan về cơ chế niềng răng

Niềng răng là phương pháp được áp dụng phổ biến tại nha khoa để điều trị các khuyết điểm của hàm răng. Cụ thể là các răng hô vẩu, móm, lệch lạc, khấp khểnh hay các trường hợp sai khớp cắn nghiêm trọng hơn như khớp cắn sâu, khớp cắn chéo.

Các tình trạng răng ở trên không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn kéo theo nhiều hậu quả đáng lo ngại. Vậy nên niềng răng là giải pháp tối ưu để sắp xếp các răng thẳng hàng, đưa khớp cắn về tỷ lệ chuẩn và bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.

Để niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn các khí cụ chỉnh nha lên răng là mắc cài, dây cung hoặc máng niềng trong suốt tùy vào nhu cầu của từng khách hàng. Theo thời gian, lực tác động trên răng sẽ dần kéo các răng dịch chuyển về đúng vị trí.

Thời gian niềng răng sẽ khác nhau ở từng người do phụ thuộc tình trạng răng miệng và cả phương thức niềng răng chỉnh nha. Nhưng thông thường sẽ dao động trong khoảng 18 – 24 tháng, nếu răng sai lệch nghiêm trọng thì có lên tới 36 tháng chỉnh nha.

Niềng răng giúp sắp xếp các răng thẳng hàng, đạt khớp cắn chuẩn

2. Niềng răng khi bị mất răng cửa có được không?

Mất răng có niềng được không? Theo bác sĩ chuyên khoa thì trong một số trường hợp mất răng vẫn có thể niềng răng được. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng để kéo các răng đều và khít lại với nhau giúp che lấp khoảng trống do mất răng để lại. Tuy nhiên, đối với những trường hợp không thể kéo răng lấp khoảng trống thì buộc phải tiến hành trồng răng Implant hoặc cầu răng sứ để phục hình rồi kết hợp niềng răng.

Cụ thể ở trường hợp niềng răng khi bị mất răng cửa, nếu đây là chiếc răng cửa lớn và để lại khoảng trống mất răng nhiều thì thường sẽ phải niềng răng kết hợp phục hình. Và niềng răng sẽ được thực hiện trước (chỉnh nha tiền phục hình),khi đó để giữ cố định khoảng trống mất răng thì bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng khí cụ định hình hàm cho người bệnh. Như vậy thì sau niềng răng vẫn sẽ đảm bảo đủ diện tích để phục hình răng đều đẹp, ổn định lâu dài.

3. Giải pháp điều trị tốt nhất cho răng cửa bị mất

Bên cạnh việc niềng răng khi mất răng cửa thì bạn cũng cần cân nhắc cho mình một phương pháp phục hình răng tối ưu. Mà răng cửa là chiếc răng “mặt tiền” nên sẽ yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và cần khôi phục chức năng ăn nhai hiệu quả.

Hiện nay có 2 phương pháp trồng răng cửa là trồng răng Implant và cầu răng sứ. Trong đó thì trồng răng Implant được ưu tiên hơn vì nó không phải mài răng như cầu răng sứ làm tăng nguy cơ hư hại răng khỏe mạnh.

Trồng răng Implant phục hình tối ưu nhất

Trồng răng Implant giúp phục hình răng cửa đã mất tương tư như một chiếc răng thật, với cấu tạo trụ Implant (chân răng giả),khớp nối Abutment, mão răng sứ (thân răng). Để trồng răng Implant, bác sĩ sẽ tiến hành cấy trụ Implant vào xương hàm, chờ trụ tích hợp ổn định trong xương rồi tiến hành lắp mão răng sứ.

Răng Implant sau phục hình hoàn toàn đảm bảo được chức năng ăn nhai tốt, tính thẩm mỹ cao giúp bạn tự tin với nụ cười của mình. Đồng thời răng Implant cũng có độ bền cao, tuổi thọ lên tới 25 năm và có trường hợp sử dụng được vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.

Đối với các trường hợp muốn niềng răng khi bị mất răng cửa thì bác sĩ cần đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp cho cả quá trình niềng răng và phục hình sau này. Khi đó điều trị được cả tình trạng sai lệch răng và khớp cắn, đồng thời phục hình răng hiệu quả, ngăn chặn các biến chứng không mong muốn do mất răng gây ra.

Xem thêm: 

Trồng răng có niềng được không?

Mang thai khi đang niềng răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ chi tiết về phương pháp niềng răng khi bị mất răng cửa, hy vọng sẽ giúp được bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mình. Nếu cần tư vấn hoặc thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.

Danh mục cẩm nang