NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

[Tư vấn] Mất răng có niềng răng được không?

Mất răng có niềng răng được không?

Hiện nay, tình trạng mất răng ở người trưởng thành ngày càng trở nên phổ biến hơn, khiến nhiều người lo ngại và gấp rút tìm cách khắc phục. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng mất răng là gì, mất răng có niềng răng được không? Trong bài viết này, Nha khoa Trẻ sẽ giải đáp giúp bạn nhé.

1. Những nguyên nhân gây mất răng

Nguyên nhân chính gây mất răng là do răng không được chăm sóc đúng cách dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy. Nguyên nhân sâu xa hơn có thể là do cách vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng qua loa hay có những thói quen xấu như thường xuyên ăn nhai các loại thực phẩm quá dai, cứng, nhiều đường,…

Tuy nhiên vẫn có những nguyên nhân khách quan dẫn tới mất răng như chứng mất răng bẩm sinh, mất răng do tai nạn hoặc do tuổi tác, bệnh lý răng miệng,… Vì vậy mà vấn đề mất răng có niềng răng được không được rất nhiều người quan tâm.

Mất răng có niềng răng được không?

Mất răng có niềng răng được không?

Nhiều khách hàng nghĩ rằng để cải thiện những hậu quả mất răng như đã kể trên thì cần làm cầu răng sứ phục hình chức năng cho răng, hoặc cấy ghép Implant mới có thể giúp giải quyết những hậu quả đó.

Tuy nhiên, việc làm cầu răng sứ hay trồng Implant có thể xóa bỏ khoảng trống mất răng hiệu quả nhưng nếu răng của bạn còn gặp phải vấn đề như hô, móm, thưa, lệch lạc thì việc trồng răng hoàn toàn không làm thay đổi thẩm mỹ khuôn miệng.

Vì thế, trong trường hợp này bác sĩ thường khuyên bạn nên kết hợp niềng răng và trồng 1 – 2 cái răng để khắc phục tình trạng mất răng, đồng thời cải thiện thẩm mỹ cũng như khớp cắn.

2. Mất răng có niềng răng được không?

Nhu cầu làm đẹp để tự tin đứng trước đám đông ngày càng cao và hàm răng rất quan trọng, nó quyết định một phần không nhỏ trong cuộc giao tiếp của bạn. Vì thế mà mất răng có niềng răng được không là một từ khóa được tìm kiếm không ngừng trong nhiều ngày gần đây.

Mất răng có rất nhiều trường hợp xảy ra và tùy vào tình trạng răng hiện tại của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra cách khắc phục và biện pháp khác nhau. Trường hợp mất răng vẫn có thể niềng răng, đó là dùng mắc cài để kéo răng đều lại với nhau. Tuy nhiên trong trường hợp không kéo lại được thì cần trồng răng Implant hoặc làm cầu răng sứ vào chỗ răng bị mất kết hợp khi niềng răng.

Để niềng răng, bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. Trường hợp mất răng là trường hợp đặc biệt nên khí cụ định hình hàm sẽ được các bác sĩ gắn vào các răng kế cận răng bị mất, để trong quá trình niềng răng không bị xô lệch về phía khoảng trống chỗ mất răng. Điều này nhằm mục đích đóng vùng trống chỗ răng bị mất, giúp các răng khác xê dịch một cách thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, một số người có hàm răng bị hô, móm hay lệch lạc mà lại mất răng cũng rất lo lắng không biết mất răng có niềng răng được không và phải thực hiện biện pháp gì để có một hàm răng đẹp. Đừng lo vì bạn có thể niềng răng mắc cài, sau khi hàm răng đã được niềng chỉnh ổn định, bạn có thể tiến hành trồng lại chiếc răng bị mất để sở hữu một hàm răng đẹp.

Mất răng có niềng răng được không là băn khoăn của rất nhiều người

Mất răng có niềng răng được không là băn khoăn của rất nhiều người

Tuy nhiên, để răng được phục hồi cấu trúc, hoàn thiện như ban đầu, bạn nên áp dụng phương pháp phục hình răng sau khi niềng hoặc có thể áp dụng phương pháp làm cầu răng và cấy ghép răng Implant.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp khác nhau. Vì thế, đừng quá lo lắng về việc mất răng có niềng răng được không mà thay vào đó hãy nghĩ đến việc tìm một địa chỉ niềng răng uy tín để thăm khám và được tư vấn giải pháp tối ưu nhất nhé.

3. Các trường hợp niềng răng khi bị mất răng

3.1 Niềng răng khi mất răng cửa

Trường hợp mất răng cửa thì việc niềng răng không thể kéo khít khoảng trống mất răng, không có chiếc răng nào có thể thay thế răng cửa. Khi đó, nếu thực hiện niềng răng sẽ phải kết hợp với phục hình. Bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng trước, chỉ định người niềng đeo khí cụ giữ khoảng duy trì đủ khoảng trống để sau này thực hiện trồng răng cửa. 

3.2 Mất răng hàm lớn số 6, số 7

Đối với răng hàm lớn thì mất răng có niềng răng được không? Câu trả lời là hoàn toàn có. Trường hợp niềng răng khi mất răng 6 hoặc số 7 mà có răng 8 mọc thẳng, lành mạnh và chất lượng xương tốt thì bác sĩ có thể kéo răng 8 ra ngoài thay thế răng đã mất.

Nếu không thể kéo răng thay thế thì quá trình niềng răng vẫn diễn ra bình thường để sắp đều các răng, đưa về đúng khớp cắn 2 hàm. Sau khi kết thúc quá trình niềng thì bác sĩ sẽ chỉ định phục hồi lại răng mất bằng cầu răng hoặc cắm Implant.

Răng hàm lớn mất vẫn có thể niềng được

Răng hàm lớn mất vẫn có thể niềng được

3.3 Mất răng lâu năm có niềng răng được không?

Mất răng lâu năm đa phần bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng các răng bị xô lệch nghiêng vào khoảng mất răng, các răng đối diện trồi xuống, gây ra các vấn đề nghiêm trọng về khớp cắn và chức năng ăn nhai, thẩm mỹ. Vậy giải pháp cho tình trạng răng bị lệch lạc do mất răng lâu ngày hoàn toàn sẽ được giải quyết bằng niềng răng kết hợp với trồng răng phục hình. 

Xem thêm: 

Mất răng số 6 có niềng răng được không?

Mất răng số 2 có niềng răng được không?

Mất 1 răng cửa niềng được không?

4. Các phương pháp niềng răng cho người mất răng

Niềng răng khi bị mất răng có thể thực hiện bằng các loại khí cụ mắc cài hoặc niềng răng khay trong suốt. Mỗi phương pháp sở hữu ưu nhược điểm riêng biệt mà bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn giải pháp chỉnh nha phù hợp cho mình.

4.1 Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài hay chính là phương pháp chỉnh nha truyền thống sử dụng mắc cài, dây cung, dây thun gắn cố định trên răng. Khi đó bác sĩ sẽ tạo lực siết trên răng để dần dịch chuyển răng về vị trí mong muốn, đưa khớp cắn về dạng khớp cắn chuẩn. 

Các phương pháp niềng răng mắc cài hiện nay bao gồm:

  • Niềng răng mắc cài kim loại
  • Niềng răng mắc cài sứ
  • Niềng răng mắc cài tự đóng/tự buộc

4.2 Niềng răng khay trong suốt

Phương pháp niềng răng khay trong suốt đang được ưu tiên lựa chọn bởi nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với mắc cài. Các máng nhựa chỉnh nha gần như “vô hình” nên rất khó nhận ra khi niềng, việc ăn uống và vệ sinh răng miệng cũng thuận tiện hơn bởi khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng.

Mỗi bộ khay niềng trong suốt Invisalign được thiết kế riêng biệt cho mỗi khách hàng nên đạt độ vừa vặn, ôm khít thân răng và hạn chế cảm giác kênh cộm khi niềng. Hơn hết, thời gian niềng răng cũng nhanh chóng hơn rất nhiều, ít phải thăm khám nha khoa hơn và không mất thời gian để điều chỉnh khí cụ khi gặp trục trặc. 

5. Mất răng nên niềng ở đâu uy tín?

Nếu thực hiện niềng răng khi mất răng sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với hàm răng khỏe mạnh thông thường. Cùng với đó là thời gian chỉnh nha tương đối dài nên bạn cần có bác sĩ giàu kinh nghiệm đồng hành và đưa ra những chỉ dẫn phù hợp. 

Tại Hà Nội, Nha khoa Trẻ số 38 Ngụy Như Kon Tum luôn là điểm đến được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Đến nay, Nha khoa đã đồng hành với 10.000 nghìn nụ cười Việt để giúp các khách hàng có nụ cười khỏe mạnh, tự tin và rạng rỡ nhất. Không chỉ là phòng khám chuyên sâu niềng răng, Nha khoa Trẻ cũng nổi tiếng với rất nhiều dịch vụ chất lượng khác như làm răng sứ, trồng răng Implant,…

Quá trình điều trị tại nha khoa sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm. Kết hợp với hệ thống thiết bị hiện đại, luôn cập nhật liên tục như máy chụp X-quang 3D Conebeam, Máy Scan iTero, máy Scan Trios,… cho kết quả chính xác, chân thực nhất. 

Mất răng có niềng răng được

Mất răng có niềng răng được

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ được vấn đề mất răng có niềng răng được không. Để biết thêm mọi thông tin chi tiết về các phương pháp niềng răng, trồng răng Implant hay bắc cầu răng sứ, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn và thăm khám an toàn, nhanh chóng.

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website