NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng? 3 dấu hiệu nhận biết

Trẻ em ăn kẹo rất dễ bị sâu răng gây ra các triệu chứng đau nhức, hôi miệng, răng trẻ nhỏ có lỗ sâu đen ăn mòn răng sữa.

Trẻ em ăn kẹo bị sâu răng là tình trạng phổ biến trong giai đoạn răng sữa. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng? Cách điều trị bệnh lý sâu răng ở trẻ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài chia sẻ dưới đây nhé!

Lý giải nguyên nhân trẻ em ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

1. Tại sai trẻ em ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Theo các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ, trẻ nhỏ dễ bị sâu răng do ăn kẹo xuất phát từ những lý do sau:

  • Các loại bánh kẹo hay nước ngọt có có chứa các thành phần glucose, fructose, saccarose… khi vi khuẩn trong khoang miệng tiếp xúc với chúng sẽ lên men tạo thành axit lactic làm hư hại men răng, gây ra sâu răng, hoặc gây sún răng ở trẻ 1 – 3 tuổi. 
  • Trẻ nhỏ chưa có ý thức hay chưa thực sự biết cách vệ sinh răng miệng khiến vi khuẩn và mảng bám không được làm sạch triệt để.
  • Cấu tạo của răng sữa chưa hoàn thiện, mỏng và yếu nên rất dễ bị tác động tiêu cực từ vi khuẩn trong miệng.
  • Bố mẹ có xu hướng cho trẻ ăn thoải mái vì nghĩ đó là tốt, là trẻ hay ăn chóng lớn và không ngăn cấm trẻ ăn.
  • Các loại đồ ăn vặt, bánh kẹo,… khi tiêu thụ với số lượng lớn và thời gian dài sẽ nạp vào cơ thể nhiều chất không có lợi cho sức khỏe răng miệng.
  • Lớp men răng ở hệ răng sữa còn khá mỏng chưa đủ cứng cáp để có thể chống lại được vi khuẩn gây hại khiến bé ăn kẹo sâu răng.
Trẻ em khó chủ động trong việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ em ăn kẹo bị sâu răng

Sau khi tìm hiểu vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng, ba mẹ sẽ cần biết một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng này. Nếu phát hiện những dấu hiệu dưới đây xảy ra ở trẻ, ba mẹ nên có phương án xử lý phù hợp hoặc tìm tới sự trợ giúp của bác sĩ nha khoa.

2.1 Xuất hiện đốm trắng, đen hay lỗ sâu trên răng

Đây là dấu hiệu trẻ ăn kẹo bị sâu răng có thể quan sát dễ dàng nhất. Ba mẹ có thể nhìn thấy trên bề mặt răng có những đốm trắng ngà hay đốm đen li ti với đủ kích thước khác nhau. Ban đầu những đốm màu này chỉ hơi sậm màu và sẽ dần lan rộng và tạo thành lỗ hổng rất lớn ở trên răng.

Khi vi khuẩn đã phát triển mạnh mẽ tại các vị trí răng sâu, răng sẽ có những dấu hiệu bị ăn mòn tạo thành lỗ sâu. Nếu để tình trạng này kéo dài, các lỗ sâu sẽ ngày càng lớn và dẫn đến khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày.

2.2 Hơi thở của trẻ có mùi hôi khó chịu

Ở trẻ nhỏ, ý thức vệ sinh răng miệng chưa cao khiến vi khuẩn, mảng bám tồn đọng trong các kẽ răng không được làm sạch triệt để. Khoang miệng của trẻ lúc này trở thành môi trường phát triển rất thuận lợi cho vi khuẩn và tạo ra mùi hôi khi giao tiếp. Bên cạnh đó, trẻ cũng cảm nhận được vị đắng trong miệng khi ăn uống.

2.3 Răng trẻ bị đau, nhạy cảm

Cả răng và mô nướu khi bị vi khuẩn tấn công đều trở nên rất nhạy cảm. Trẻ em ăn kẹo bị sâu răng sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức khó chịu, thậm chí bé bị đau răng sưng mặt do sâu răng. Cùng với đó là tình trạng ê buốt răng khi ăn thực phẩm nào quá nóng, quá lạnh. Nếu tác động lực quá mạnh khi vệ sinh răng miệng, trẻ có thể bị chảy máu và rất dễ nhiễm trùng.

Những cơn đau nhức răng tỷ lệ thuận với mức độ sâu răng của trẻ có nghiêm trọng hay không. Ban đầu có thể trẻ không nhận ra được hay mặc kệ cảm giác đó. Tuy nhiên về lâu dài, cơn đau càng trở nên dai dẳng và kéo dài. Lúc này, trẻ cần được đưa tới ngay địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị triệt để.

3. Tác hại khi em bé ăn kẹo bị sâu răng 

Tình trạng sâu răng sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến ăn uống, sinh hoạt và sự phát triển của trẻ nhỏ. Cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu về những tác hại đó ngay bây giờ.

3.1 Ảnh hưởng đến tủy răng

Mức độ tiến triển của sâu răng sẽ ngày càng nghiêm trọng và lan rộng vùng tổn thương. Từ bề mặt răng, sâu có thể ăn và lan vào tủy răng dẫn đến viêm tủy, áp xe răng và hoại tử tủy. Tình trạng viêm tủy có thể được giải quyết nếu được phát hiện và điều trị kịp thời bởi những bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn tấn công vào răng làm ảnh hưởng đến tủy răng

3.2 Nguy cơ rụng răng, mất răng vĩnh viễn

Răng sữa của trẻ bị sâu răng mà không được điều trị sớm có thể dẫn đến rụng răng sớm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mọc răng vĩnh viễn sau này, mọc răng bị lệch lạc và tác động toàn bộ cấu trúc hàm. Thậm chí nếu răng sữa sâu nặng có thể lan rộng đến răng vĩnh viễn sau này.  

3.3 Nguy cơ mắc các bệnh lý khác

Trẻ ăn kẹo bị sâu răng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý khác và những biến chứng nguy hiểm sau này. Đó có thể là tình trạng viêm tủy xương, viêm hạch, viêm mô tế bào, áp xe răng,… 

3.4 Ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày

Những cơn đau nhức trong khoang miệng chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hay hoạt động ăn uống hằng ngày của trẻ. Trẻ sẽ có xu hướng chán ăn, giảm khả năng nghiền nát thức ăn khiến dạ dày phải làm việc quá tải, ảnh hưởng khả năng phát âm và giao tiếp,…

Xem thêm: Bé bị đau răng sưng mặt

4. Mẹo dân gian chữa sâu răng khi em bé ăn nhiều kẹo 

Hiện nay, có rất nhiều mẹo dân gian được ứng dụng để điều trị tình trạng sâu răng ở trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng ngay những phương pháp này để trẻ không phải chịu những cơn đau nhức răng khó chịu.

4.1 Sử dụng trầu không để chữa sâu răng

Lá trầu không có chứa rất nhiều tinh dầu với hiệu quả như một chất kháng sinh mạnh giúp cải thiện tình trạng răng sâu. Ba mẹ có thể sử dụng 3-5 lá trầu không đã rửa sạch và giã nhỏ lấy nước cốt. Sau đó, hãy pha cùng với rượu và muối để trẻ ngậm đến khi cơn đau nhức răng thuyên giảm.

4.2 Trị sâu răng với tỏi

Hãy bóc một tép tỏi rồi dập nát hoặc đập dập rồi đắp vào vùng răng của trẻ ăn kẹo bị sâu răng. Thời gian đắp sẽ khoảng 3-5 phút và súc miệng ngay sau đó để làm sạch.

4.3 Lá ổi giúp cải thiện tình trạng sâu răng

Với một nắm lá ổi rửa sạch kết hợp với muối và nước ấm sẽ cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức răng. Phương pháp này được ưu tiên dùng hằng ngày trước khi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.4 Cải thiện tình trạng sâu răng với lá bạc hà

Với tính chất kháng khuẩn mạnh, ba mẹ có thể dùng tinh dầu bạc hà hay túi trà bạc hà áp lên vị trí răng đau. Đây được coi là một mẹo chữa đau răng tạm thời có hiệu quả khá tốt. 

4.5 Sử dụng bột nghệ điều trị sâu răng tại nhà

Cách thực hiện rất đơn giản khi cha mẹ có thể hòa 2 thìa cà phê bột nghệ với nước ấm đến khi sệt quánh. Sau đó, cha mẹ có thể lấy tăm bông chấm vào hỗn hợp lên vùng răng bị đau nhức và ngậm trong khoảng 5-7 phút. Phương pháp này nên thực hiện ít nhất 2 lần/1 ngày.

5. Cách điều trị khi trẻ em bị sâu răng tại nha khoa 

Trẻ ăn kẹo bị sâu răng nếu phát hiện kịp thời và được các bác sĩ nha khoa hỗ trợ thì có thể hạn chế tối đa những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Dưới đây là những phương án điều trị sâu răng cho trẻ được áp dụng hiện nay.

  • Nếu trẻ còn nhỏ thì phương pháp dùng thuốc sẽ được ưu tiên hàng đầu. Đơn thuốc được bác sĩ kê sẽ ghi rõ ràng tên thuốc, thời gian sử dụng cũng như liều lượng để cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc đúng như chỉ định.
  • Trám răng là giải pháp thông dụng nhất hiện nay đều điều trị sâu răng tại nha khoa cho trẻ. Phương pháp này được áp dụng với sâu răng mức độ nhẹ, lỗ sâu không quá to.
  • Nếu sâu răng đã ăn đến tủy, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện điều trị tủy răng sớm nhất có thể. Mô tủy bị viêm sẽ được loại bỏ và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công sâu hơn vào bên trong.
  • Răng sữa bị sâu có thể thực hiện nhổ nếu trẻ đã đến thời gian thay răng. Tuy nhiên nếu là răng vĩnh viễn, bác sĩ trước khi nhổ sẽ tư vấn cha mẹ thêm về các phương án trồng răng, bọc răng sứ. Điều này giúp đảm bảo chức năng ăn nhai cho trẻ sau này.
Trám răng ngăn ngừa sâu răng ở trẻ hiệu quả

6. Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

Xuất phát từ nguyên nhân trẻ em ăn kẹo rất dễ bị sâu răng thì chắc chắn cha mẹ nên kiểm soát tốt lượng đồ ngọt mà trẻ ăn hàng ngày, đặc biệt là vào buổi tối bởi đây là thời điểm vi khuẩn phát triển mạnh nhất trong ngày.

Hãy hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy. Lưu ý đến việc lựa chọn bàn chải và kem đánh răng cho bé, bàn chải cần có lông mềm để không làm tổn thương đến nướu răng và kem đánh răng cần có lượng Fluor vừa đủ để bảo vệ răng chắc khỏe hơn.

Đồng thời, cha mẹ hãy đưa trẻ đến nha khoa trẻ em thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ có thể theo dõi, kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng (nếu có),hạn chế tình trạng sâu răng tiến triển nặng làm hư hỏng răng. Ngoài ra, trẻ có thể thực hiện trám bít hỗ rãnh để phòng ngừa sâu răng hiệu quả hơn. 

Khám răng định kỳ phòng ngừa các bệnh lý răng miệng

Như vậy, Nha khoa Trẻ đã làm rõ nguyên nhân trẻ em ăn kẹo rất dễ bị sâu răng cũng như cách điều trị và phòng ngừa sâu răng hiệu quả cho bé. Nếu trẻ gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh lý sâu răng thì bố mẹ hãy chú ý và liên hệ ngay với bác sĩ Nha khoa Trẻ để được tư vấn và thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.