Nội dung chính

Loạn năng khớp thái dương hàm: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 12/05/2025, Cập nhật lần cuối: 14/05/2025

Loạn năng khớp thái dương hàm là một trong những rối loạn vùng mặt hàm phổ biến nhưng thường bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, phát âm mà còn gây đau mỏi vùng đầu mặt, thậm chí tác động tới chất lượng cuộc sống.

Loạn năng khớp thái dương hàm: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị - Ảnh: Canva

Hiểu đúng về loạn năng khớp thái dương hàm, từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách điều trị, sẽ giúp bạn phòng tránh cũng như có hướng xử lý hiệu quả.

1. Loạn năng khớp thái dương hàm là gì?

Loạn năng khớp thái dương hàm (Temporomandibular Joint Disorder - TMD) là thuật ngữ dùng để chỉ các rối loạn ảnh hưởng đến chức năng của khớp thái dương hàm - khớp nối giữa xương hàm dưới và hộp sọ.

Loạn năng khớp thái dương hàm là vấn đề rối loạn khớp nối giữa xương hàm dưới và hộp sọ- Ảnh: suckhoedoisong

Rối loạn này có thể bao gồm một hoặc nhiều vấn đề như:

Tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài có thể dẫn đến biến chứng như viêm khớp thái dương hàm, lệch mặt, rối loạn khớp cắn...

2. Nguyên nhân gây loạn năng khớp thái dương hàm

Nghiến răng và siết chặt răng (Bruxism, Clenching)

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương khớp thái dương hàm. Thói quen này có thể xảy ra vào ban đêm khi ngủ hoặc trong lúc căng thẳng, khiến cơ hàm luôn trong trạng thái co cứng, dẫn đến đau nhức và mỏi hàm. 

Một số công việc hoặc một số môn thể thao khi chơi có thể gây nên tình trạng này như tập gym, đánh golf, boxing,... 

Cắn má, cắn lưỡi, ngậm đồ vật

Hành động này gây áp lực lên khớp hàm và có thể dẫn đến viêm đau kéo dài.

Ăn nhai một bên quá nhiều

Cắn hoặc nhai đồ vật cứng

Tư thế đầu, cổ sai lệch

Há miệng quá lớn hoặc đột ngột

Căng thẳng, stress kéo dài

Chấn thương vùng hàm mặt

3. Triệu chứng loạn năng khớp thái dương hàm

Loạn năng khớp thái dương hàm (TMD) là một tình trạng ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, các cơ nhai và các cấu trúc liên quan. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau vùng hàm mặt, nhưng không phải ai cũng nhận biết được bệnh lý này một cách kịp thời.

Dưới đây là những triệu chứng điển hình giúp bạn phát hiện sớm và có hướng xử lý phù hợp.

Đau vùng khớp thái dương hàm

Vị trí đau: Xuất hiện tại khớp thái dương hàm, vùng trước tai hoặc lan rộng đến đầu, cổ và vai. Cường độ đau: Thường tăng lên khi nhai, nói chuyện nhiều hoặc há miệng lớn.

Tiếng kêu khớp khi cử động hàm

Khi mở hoặc ngậm miệng, bạn có thể nghe thấy tiếng lục cục, răng rắc phát ra từ khớp.

Hạn chế cử động hàm

Khó há miệng rộng, cảm giác hàm bị cứng, không linh hoạt. Có thể gặp tình trạng lệch hàm khi há miệng.

Hiện tượng khóa hàm

Hàm bị kẹt ở một vị trí nhất định, có thể là mở hoặc đóng, gây khó khăn trong sinh hoạt.

Cảm giác mỏi cơ nhai

Sau khi nhai hoặc nói nhiều, bạn có thể cảm thấy cơ vùng hàm bị mệt mỏi, căng cứng. Một số trường hợp còn có hiện tượng co cứng cơ nhai, khiến cử động hàm trở nên đau đớn hơn.

Các triệu chứng liên quan khác

Thực tế triệu chứng loạn năng khớp thái dương hàm có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, dưới đây là video tư vấn của Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng về loạn năng khớp thái dương hàm để bạn đọc tham khảo:

4. Điều trị loạn năng khớp thái dương hàm

Việc điều trị loạn năng khớp thái dương hàm cần được cá nhân hóa theo từng nguyên nhân và mức độ tổn thương khớp. Dưới đây là các phương pháp được áp dụng phổ biến:

4.1. Điều trị bảo tồn

Là phương pháp đầu tay, được ưu tiên trong giai đoạn sớm hoặc trung bình.

4.2. Can thiệp chuyên sâu

Khi điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định:

4.3. Điều chỉnh nguyên nhân nền

Nếu loạn năng do sai lệch khớp cắn hoặc mất răng, cần điều trị nha khoa chỉnh nha, làm răng giả hoặc bọc sứ thẩm mỹ lại. Trong trường hợp do bệnh lý toàn thân (viêm khớp, lupus...),điều trị bệnh nền là bước bắt buộc.

Tại Nha khoa Trẻ, điều trị loạn năng khớp thái dương hàm được cá nhân hóa với công nghệ hiện đại, nổi bật là Modjaw 4D - giải pháp tiên tiến từ Pháp cho phép mô phỏng chuyển động hàm dưới theo thời gian thực. Nhờ đó, bác sĩ dễ dàng phát hiện sai lệch khớp cắn và lên kế hoạch điều trị chính xác, từ niềng răng đến phục hồi chức năng hàm.

Trực tiếp thực hiện và giám sát điều trị là Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trưởng phòng khám, chuyên gia chỉnh nha hàng đầu từng tu nghiệp tại Đức. Với kinh nghiệm vững chắc và công nghệ cao, phương pháp tại Nha khoa Trẻ mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp người bệnh cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.

5. Một số lưu ý giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị

Loạn năng khớp thái dương hàm là một tình trạng phức tạp nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Việc hiểu rõ nguyên nhân, nhận diện triệu chứng sớm và tuân thủ điều trị sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe răng hàm mặt cũng như chất lượng sống về lâu dài.

Nếu bạn đang nghi ngờ mình gặp tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm, đừng chần chừ - hãy thăm khám tại đơn vị chuyên khoa Răng Hàm Mặt hoặc chuyên khoa khớp để được tư vấn kịp thời.

Tài liệu tham khảo

https://www.msdmanuals.com/vi/professional/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-nha-khoa/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-kh%E1%BB%9Bp-th%C3%A1i-d%C6%B0%C6%A1ng-h%C3%A0m/t%E1%BB%95ng-quan-v%E1%BB%81-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-kh%E1%BB%9Bp-th%C3%A1i-d%C6%B0%C6%A1ng-h%C3%A0m-tmd

Danh mục cẩm nang