NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Máng nhai điều trị khớp thái dương hàm là gì? Giá bao nhiêu?

- Xuất bản: 20/05/2023 - Cập nhật lần cuối: 19/12/2024

Máng nhai là phương pháp hiệu quả trong điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm. Vậy máng nhai này là gì, có mức chi phí như thế nào?

Máng nhai điều trị khớp thái dương hàm là gì? Giá bao nhiêu?
Máng nhai điều trị khớp thái dương hàm là gì? Giá bao nhiêu?

Bệnh lý khớp thái dương hàm xảy ra khá phổ biến với các triệu chứng đau góc hàm, đau đầu, hạn chế há miệng, tiếng kêu khi cử động,… Bệnh lý này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ăn nhai, giao tiếp hàng ngày của người bệnh nên cần điều trị ngay từ sớm.

Một trong số các biện pháp có thể được chỉ định là sử dụng máng nhai điều trị khớp thái dương hàm. Vậy máng nhai là gì? Có mấy loại? Giá bao nhiêu? Cách sử dụng như thế nào? Bạn đọc có thể tham khảo thêm nội dung dưới đây.

1. Máng nhai điều trị khớp thái dương hàm là gì?

Máng nhai hay máng răng nha khoa được ứng dụng trong điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm. Loại dụng cụ này được sử dụng để gắn lên răng, có thể tháo lắp được và giúp cố định răng, hỗ trợ điều trị tránh làm tổn thương đến khớp thái dương hàm.  

Máng nhai điều trị khớp thái dương hàm - Ảnh: nhakhoatre.com

Để điều trị khớp thái dương hàm thì có 2 giải pháp chính là:

Máng nhai thuộc cách thức điều trị bảo tồn, không tác động lên răng hay lên khớp hàm. Đồng thời còn theo dõi đáp ứng bệnh với liệu pháp một cách an toàn. Chính vì có tính bảo tồn nên đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến.

Cơ chế hoạt động của máng nhai:

  • Tác động vào cơ bị co cứng, kích thích co giãn về trạng thái bình thường.
  • Từ đó điều chỉnh khớp về vị trí ổn định, loại bỏ được các triệu chứng đau khớp thái dương, mài mòn răng.

2. Cấu tạo của máng nhai

Máng nhai được làm bằng nhựa trong, có cấu tạo của máng nhai gồm hai bộ phận chính:

  • Phần giá: Áp sát vào cạnh răng, mềm hơn mặt nhai để không làm tổn thương cơ hàm.
  • Phần mặt nhai: Bên ngoài mặt nhai được tráng một lớp nhựa cứng hơn để đáp ứng khả năng ăn nhai trong quá trình đeo máng.

Máng nhai là giải pháp điều trị được ưu tiên bởi tính chất bảo vệ hàm răng, ổn định khớp cắn. Chính vì vậy, máng nhai cho thấy hiệu quả rõ rệt so với các phương pháp như tập vận động hàm, tập sửa thói quen cận chức năng, uống thuốc nội nha, tiêm botox, liệu pháp hành vi,…

Tất nhiên, tình trạng của bạn có thể điều trị được bằng máng nhai hay không còn phụ thuộc vào việc thăm khám thực tế, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp các phương pháp cùng nhau để nâng cao hiệu quả.

Thông thường, máng nhai sẽ sử dụng được tối đa trong 6 tháng, bởi trong quá trình đeo sẽ có hiện tượng hao mòn dần theo thời gian.

Máng nhai làm bằng nhựa trong - Ảnh: nhakhoatre.com

3. Các loại máng nhai trong điều trị khớp thái dương hàm

Máng nhai điều trị khớp thái dương hàm sẽ được chia thành 2 loại chính được áp dụng với các trường hợp bệnh lý khác nhau, chất liệu cũng có sự khác biệt.

3.1. Phân loại theo chất liệu

  • Máng nhai cứng: Chất liệu cứng hơn được sử dụng cho các đối tượng có khớp bị tổn thương nặng. Khi đeo máng thì người bệnh cũng cần hạn chế cử động hàm để cố định khớp.
  • Máng nhai mềm: Đặc tính của loại nhựa này mềm hơn nên khả năng cố định khớp cũng không tốt bằng máng nhai cứng. Do đó, loại này sẽ phù hợp hơn với bệnh lý ở giai đoạn nhẹ khi chưa bị hạn chế cử động khớp.

3.2. Phân loại theo mục đích sử dụng

  • Máng nhai như giãn: Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đeo máng nhai thư giãn trong giai đoạn đợi kết quả chẩn đoán bệnh. Hoặc một số trường hợp co thắt cơ không phải ở vùng thái dương.
  • Máng nhai cấp cứu: Làm từ nhựa cứng sử dụng để hỗ trợ điều trị cho trường hợp lệch khớp sau khi chỉnh nắn, co thắt cơ thái dương hàm. Thời gian sử dụng loại máng này tương đối ngắn.
  • Máng nhai điều chỉnh tư thế, chia thành 4 loại:
    • Máng nhai chỉnh nắn cải thiện lệch khớp thái dương hàm do chấn thương.
    • Máng nhai giải chèn ép điều trị viêm bao hoạt dịch khớp, căng dây chằng vùng thái dương hoặc đĩa khớp.
    • Máng nhai điều trị lệch hàm dưới khi há miệng, cần phải mang cả ngày khi ăn cơm.
    • Máng nhai nâng khớp cho tình trạng co thắt cơ nâng hàm và suy giảm chiều cao cắn.
  • Máng nhai loại ổn định: Máng nhai phù hợp với những trường hợp điều trị viêm khớp thái dương hàm cần ổn định. Cụ thể là tình trạng di lệch đĩa khớp sau nắn chỉnh, phẫu thuật đặt lại đĩa khớp. Thời gian sử dụng loại máng này là 24/24 cho đến khi khớp ổn định.
Máng nhai hỗ trợ điều trị trong từng trường hợp bệnh lý

4. Quy trình chế tạo máng nhai điều trị bệnh khớp thái dương hàm

Trước khi tiến hành chế tạo máng nhai để điều trị, đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa Trẻ sẽ tiến hành:

Sau khi xác định chính xác tình trạng bệnh khớp thái dương hàm cần điều trị bằng máng nhai, nha khoa sẽ tiến hành chế tạo.

Máng nhai điều trị khớp thái dương hàm sẽ được làm trực tiếp trên khuôn miệng của khách hàng để đảm bảo độ phù hợp, vừa vặn với cung răng của mỗi người. Quy trình chế tạo máng nhai chi tiết gồm 4 bước như sau:

  • Bước 1: Lấy dấu hàm trên và chế tạo một máng nhựa cứng ôm vừa khít cung răng hàm trên.
  • Bước 2: Đắp JIG răng trước, đây là một khối nhựa giúp khi đeo máng nhai sẽ chỉ chạm khớp hàm trên hàm dưới ở vị trí 4 răng cửa.
  • Bước 3: JIG sẽ được điều chỉnh mỗi tuần 1 lần, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí cắn của 4 răng cửa vào JIG và điều chỉnh cho răng cắn đều nhất có thể. Sau đó tiếp tục điều chỉnh JIG ở tuần thứ 2 và đắp răng sau.
  • Bước 4: Bác sĩ điều chỉnh JIG, đắp răng sau và hướng dẫn răng cửa. Thêm nhựa vào vùng răng sau để tất cả các răng hai hàm chạm nhau, người bệnh nghiến sang trái, sang phải, ra trước và đắp thêm nhựa vào phía trước.

Trong suốt quá trình tiến hành làm máng nhai, người bệnh cần đến nha khoa 2 tuần/lần để kiểm tra và điều chỉnh sao cho các điểm chạm giữa hai hàm đều nhau.

Lưu ý: Người bệnh cần đeo JIG khi đau, đeo cả ban đêm khi ngủ để theo dõi tiến triển của bệnh lý. Thời gian đeo được bác sĩ chỉ định tùy vào tình trạng cụ thể ở mỗi người, khi đeo thì cần tháo máng nhai để vệ sinh mỗi ngày.

6. Máng nhai điều trị khớp thái dương hàm giá bao nhiêu?

Tại Nha khoa Trẻ, 1 liệu trình điều trị khớp thái dương hàm bằng máng nhai có mức chi phí dao động từ 10 - 20 triệu đồng.

Mức chi phí cụ thể trong thực tế sẽ phụ thuộc vào:

  • Tình trạng, mức độ nặng nhẹ theo giai đoạn bệnh lý của từng người.
  • Thời gian của liệu trình điều trị.

Việc can thiệp, điều trị sớm ở giai đoạn nhẹ vừa giúp điều trị hiệu quả nhanh chóng, đồng thời ít tốn kém hơn.

Bạn đọc gặp vấn đề về khớp thái dương hàm có thể đến Nha khoa Trẻ để được bác sĩ thăm khám, tư vấn.

6. Hướng dẫn sử dụng máng nhai điều trị khớp thái dương hàm

Đeo máng nhai đúng thời gian bác sĩ chỉ định

Với mỗi loại máng nhai sẽ được chỉ định cho các tình trạng thích hợp để điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm một cách tốt nhất. Để có được giải pháp phù hợp bạn nên đến trực tiếp cơ sở điều trị uy tín để bác sĩ có những chẩn đoán và lời khuyên sử dụng máng nhai đúng cách.

  • Tuân thủ đúng mốc thời gian đeo máng nhai được bác sĩ chỉ định.
  • Xem kỹ hướng dẫn tháo lắp máng nhai của bác sĩ để có tự tháo lắp hàng ngày.
  • Vệ sinh khay hàng ngày để tránh thức ăn bám lại ở khe răng và máng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm và bệnh răng miệng khác.
  • Khi vệ sinh máng không sử dụng kem đánh răng chà xát vì nó có thể làm mòn máng nhai nhanh chóng. Đồng thời không nhúng máng nhai vào nước sôi vì nó sẽ khiến chất nhựa bị biến dạng.
  • Thời gian không sử dụng máng thì bạn nên cất cẩn thận vào hộp đựng để không làm hư hỏng vật liệu.

Bài viết trên đây là những giải đáp chi tiết về máng nhai điều trị khớp thái dương hàm, hy vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe của mình. Nếu cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube