Bài tập chữa Viêm khớp thái dương hàm và cách giảm đau tại nhà
Viêm khớp thái dương hàm gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống với những cơn đau dai dẳng, thậm chí bị hạn chế mở miệng khi ăn uống hay nói chuyện. Để khắc phục tình trạng này thì bạn có thể tham khảo một số bài tập chữa viêm khớp thái dương hàm, cách giảm đau tại nhà hiệu quả dưới đây.
1. Viêm khớp thái dương hàm là gì? Triệu chứng bệnh lý
Viêm khớp thái dương hàm được gọi với thuật ngữ khác là rối loạn khớp thái dương hàm, loạn năng khớp thái dương hàm (TMD). Đây là tình trạng rối loạn khớp hàm, đau nhức các cơ quanh khớp thái dương hàm, các khớp nối giữa xương hàm và xương sọ mất cân cằng, chức năng khớp thái dương hàm bị suy giảm.
Khi bị viêm khớp thái dương hàm, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau có chu kỳ, co thắt cơ, đau ở hàm, mặt hoặc kèm theo triệu chứng đau đầu, đau gần tai. Các biểu hiện của bệnh lý sẽ khác nhau tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Nhưng hầu hết đều liên quan đến các vấn đề cơ nhai, dây chằng, tổn thương ở khớp.
Vì khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất của sọ mặt, có vai trò quan trọng trong việc đóng mở hàm nên khi gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khả năng ăn nhai, nói chuyện. Bệnh lý càng nặng thì mức độ ảnh hưởng càng nghiêm trọng, chất lượng cuộc sống và sức khỏe bị suy giảm đáng kể.
2. Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm
Nguyên nhân của bệnh lý viêm khớp thái dương hàm chủ yếu xuất phát từ các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Cụ thể phải kể đến là bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp nhiễm khuẩn,… và phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp (chiếm 50%).
Cùng với đó là các nguyên nhân như sang chấn vùng hàm mặt, thói quen há miệng lớn, nhai cắn 1 bên gây lệch hàm, khớp cắn bị lệch, nghiến răng khi ngủ,… Một số khả năng khác do biến dạng bẩm sinh xương mặt ảnh hưởng tới hoạt động của răng, hàm và thường gặp ở nữ giới 30-50 tuổi.
3. Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà
Phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, việc này phải có sự chẩn đoán của bác sĩ thông qua ảnh khớp thái dương hàm x-quang có độ chính xác cao. Để điều trị bệnh lý thì các bài tập trị liệu tại nhà cũng cần thực hiện để giúp tăng hiệu quả chữa viêm khớp thái dương hàm.
3.1. Những bài tập chữa rối loạn khớp thái dương hàm
Bài tập giúp cơ hàm chắc khỏe hơn
Bằng cách thực hiện bài tập này sẽ giúp ngăn chặn sự tái phát và giúp cơ hàm linh động hơn khi nhai – nuốt. Điều quan trọng khi tập bài tập này là cần mở miệng trong khi bạn dùng tay để tạo nên một lực cản nhỏ.
Cách thực hiện: Bạn đặt ngón tay cái ở dưới cằm, từ từ mở miệng và dùng tay trái tạo một lực cản lại động tác mở miệng. Tư thế này cần giữ khoảng vài giây, sau đó bạn dùng tay nắm phần cằm và hơi kéo lại, đồng thời ngậm miệng vào.
Bài tập kéo căng cơ hàm
Bài tập chữa viêm khớp thái dương hàm tại nhà với các động tác kéo căng cơ hàm và các khớp xung quanh hàm. Thực hiện nhẹ nhàng với các bước như sau để làm dịu cơn đau ở khớp thái dương hàm.
Cách thực hiện: Bạn khép miệng và giữ hàm một tư thế mà bạn cảm thấy dễ chịu nhất. Tại vị trí mà hai hàm cách nhau một khoảng nhất định thì bạn từ từ mở miệng rộng hết mức có thể, giữ tư thế này trong vài giây. Lưu ý, khi khép miệng hãy di chuyển cơ hàm sang bên trái và mắt liếc sang phải, phần cổ giữ nguyên tư thế không di chuyển, lần thực hiện tiếp theo đổi bên hàm và mắt.
Bài tập với lưỡi
Khi tập bài tập lưỡi hoặc các bài tập khác, nếu có cảm giác đau thì tốt nhất nên dừng lại. Chờ cơ hàm khỏe lại rồi mới thực hiện các bài tập chữa viêm khớp thái dương hàm.
Cách thực hiện bài tập với lưỡi: Dùng đầu lưỡi chạm vào khoang miệng phía trên sau răng hàm trên. Giữ tư thế này, từ từ mở và đóng miệng lại.
Bài tập gập hàm
Thực hiện bài tập gập hàm hay “cằm đôi” này tại nhà khá đơn giản và mang đến hiệu quả tốt trong việc điều trị viêm khớp thái dương hàm.
Cách thực hiện: Tư thế vai hướng ra sau, ngực ưỡn thẳng lên và phần cằm đưa thẳng lên sau đó hướng xuống cổ. Lúc này sẽ tạo thành hình “cằm đôi” và cần giữ trong vài giây, lặp lại khoảng 10 lần.
Xem thêm:
Máng nhai điều trị khớp thái dương hàm
Răng lệch nhân trung: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
3.2 Biện pháp khắc phục đau khớp thái dương hàm tại nhà
Cùng với các bài tập điều trị thì bạn nên lưu ý thêm một số biện pháp giảm đau khớp thái dương hàm tại nhà. Về cơ bản thì cần cải thiện chế độ ăn uống và một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Thay đổi thói quen ăn uống
Nên hạn chế ăn các thực hiện dai, cứng, giòn khi cơ hàm đang khó hoạt động bởi nó sẽ càng làm gia tăng cơn đau của bạn. Đồng thời lưu ý không sử dụng các loại đồ uống, đồ ăn chứa caffeine, trà có thể làm tăng căng cơ. Không nhai kẹo cao su vì phải hoạt động hai hàm quá nhiều.
Hãy ăn các thức ăn mềm, không cần quá nhiều sức nhai và không cần quá miệng quá lớn. Ăn uống bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi và magie, chúng có tác dụng thúc đẩy thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng cơ hàm.
Chườm nóng, lạnh giảm đau khớp thái dương hàm
Khi xuất hiện các cơn đau nhói ở khớp thái dương hàm, bạn có thể sử dụng biện pháp chườm lạnh có hiệu quả giảm đau tức thì. Dùng túi chườm lạnh cho cả 2 hàm, thực hiện chườm trong khoảng 10 phút và có thể lặp lại sau 2 giờ.
Nếu là cảm giác đau nhức âm ỉ, kéo dài thì nên thực hiện chườm nóng thay vì chườm lạnh. Khi đó sẽ giúp lưu thông máu, thư giãn các cơ hàm. Cách thực hiện là dùng khăn ngâm nước nóng áp lên vị trí đau nhức khoảng 20 phút.
Massage giảm căng cơ
Thực hiện massage khu vực quanh khớp hàm có tác dụng giảm sự căng cứng cơ, lưu thông máu. Điều này cũng sẽ giúp cải thiện hiệu quả bệnh lý đau khớp thái dương hàm. Xoa bóp đúng cách bằng việc há miệng và chà xát cơ cơ quanh quanh cho đến khi hết bị co cứng. Sau đó khép miệng lại và thực hiện lặp lại động tác này, có thể áp dụng nhiều lần trong ngày.
Duy trì tư thế đúng
Cơn đau nhức khớp thái dương hàm có thể bắt nguồn từ tư thế khi bạn làm việc, học tập hay sinh hoạt. Khi ngồi nên chọn 1 chiếc ghế có tựa lưng để cảm thấy thoải mái hơn, ngồi theo tư thế thẳng lưng và cằm không bị lệch khỏi trục cơ thể quá nhiều. Khi đó sẽ giúp giảm áp lực cho lưng và cổ, hỗ trợ giảm đau khớp thái dương hàm.
Đeo dụng cụ bảo vệ hàm
Một trong những cách chữa viêm khớp thái dương hàm tại nhà được áp dụng phổ biến là việc đeo miếng bảo vệ hàm về đêm. Dụng cụ này sẽ giúp người bệnh điều chỉnh được khớp cắn và ngăn ngừa những tổn thương. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn loại dụng cụ phù hợp theo tư vấn của bác sĩ điều trị.
4. Những lưu ý khi điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà
Trong quá trình điều trị bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm tại nhà, bạn cũng nên lưu ý thêm các vấn đề dưới đây để bảo vệ khớp thái dương hàm tốt hơn.
- Cố gắng không ngáp, hoặc ngáp mở miệng không quá lớn để tránh gây ra nhiều đau đớn hơn.
- Không cắn móng tay, không cắn đầu bút, nhai bút chì, hạn chế tác động đến hàm.
- Khi ngủ nên nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, không nằm sấp bởi nó gây căng cổ, sái hàm khi đầu nghiêng sang một bên quá lâu.
- Tập thể dục ít nhất 3-4 lần/tuần để giảm căng thẳng, giảm đau tự nhiên.
- Khi ngồi bàn làm việc quá lâu thì nên nghỉ ngơi vài phút, thư giãn cổ và cơ mặt.
- Hạn chế đeo túi nặng trên vai, nếu đeo cặp nên đổi vai liên tục để tránh trọng lượng làm rối loạn sự liên kết giữa cổ và cột sống.
Các biện pháp chữa trị tại nhà có thể phần nào giúp bạn giảm đau, cải thiện bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng đau và khó chịu không thuyên giảm sau 2 tuần điều trị tại nhà, hoặc các trường hợp bị đau quá nhiều, bị hạn chế mở miệng thì nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị. Bạn có thể tham khảo thêm các biện pháp điều trị nha khoa tại đây:
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa