NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Hô hàm và hô răng: Bạn đã biết cách phân biệt chưa?

Mặc dù răng hô vẩu có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường nhưng không dễ gì để nhận biết được hô hàm hay hô răng. Vậy cụ thể hô hàm và hô răng phải phân biệt như thế nào?

Răng hô là một khiếm khuyết của hàm răng có thể xảy ra ở trạng thái hô hàm và hô răng gây mất cân đối hai hàm, làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt. Vậy cụ thể thì hô hàm và hô răng là gì? Cách phân biệt như thế nào? Dưới đây sẽ là những giải đáp chi tiết cho bạn về các tình trạng răng hô.

Hô hàm và hô răng: Bạn đã biết cách phân biệt chưa?

1. Hô hàm và hô răng là gì? Cách phân biệt như thế nào?

Mặc dù răng hô vẩu có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường nhưng không dễ dàng để nhận biết được hô hàm hay hô răng. Đầu tiên chúng ta cần hiểu bản chất của hô hàm và hô răng, từ đó sẽ dàng phân biệt được 2 tình trạng này.

  • Hô răng: Tình trạng hô do các răng mọc sai vị trí hoặc do phát triển của các răng cửa to hơn bình thường khiến chúng mọc chìa ra ngoài nhiều hoặc ít. Nhìn bằng mắt thường sẽ thấy các răng không mọc song song theo phương thẳng đứng mà mọc chếch ra phía ngoài. Khi đó, vùng nướu phủ lên chân răng không bị gồ ghề, cung răng hàm trên hẹp vào trong khiến tình trạng răng hô lộ ra khá rõ.
  • Hô hàm: Là tình trạng hàm trên phát triển quá nhiều so với hàm dưới hoặc cả hai hàm cùng phát triển quá nhiều và đưa ra trước quá mức so với cấu trúc xương của toàn khuôn mặt. Khi cười thì hàm hô thường khiến bạn gặp tình trạng cười hở lợi. Nhìn từ góc nghiêng sẽ thấy khuôn miệng nhô ra trước do với miệng và trán gây mất thẩm mỹ đáng kể.

Trong một số trường hợp răng hô có thể bắt nguồn từ cả 2 tình trạng hô hàm và hô răng khi các răng mọc chìa và hàm trên phát triển quá mức. Đây là tình trạng phức tạp nhất với tất cả những dấu hiệu nhận biết như trên.

Các trường hợp hô hàm và hô răng để nhận biết chính xác nhất thì cần thông qua ảnh chụp X-quang toàn hàm để bác sĩ đo đạc và thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu khác, từ đó tính toán được tỷ lệ hô chính xác nhất.

Chụp X-quang toàn hàm sẽ xác định được chính xác mức độ hô vẩu

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hô hàm và hô răng

Về bản chất, hô hàm và hô răng là 2 tình trạng răng hoàn toàn khác nhau, một bên do sự phát triển của răng và bên còn lại là do cấu trúc của xương hàm. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến hô răng và hô hàm có thể giống nhau, cụ thể là:

  • Yếu tố di truyền: Hô hàm hay hô răng đều có thể xảy ra do di truyền từ cha mẹ sang con cái, hoặc người thân trong gia đình bị hô thì có đến 70% con cũng sẽ có các biểu hiện sai lệch do cấu trúc trương hàm, cấu trúc của răng.
  • Thói quen xấu lúc nhỏ: Trong quá trình phát triển răng và xương hàm ở trẻ nếu có các thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, cắn môi dưới hay chống cằm thường xuyên thì sẽ tác động làm đẩy răng và hàm nhô ra phía trước, dẫn tình trạng hô vẩu.
  • Chế độ dinh dưỡng: Điều này tưởng chừng như không liên quan như thực chất đây lại là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hô hàm và hô răng. Đối với trẻ nhỏ thì Canxi và một số loại Vitamin sẽ quyết định đến sự phát triển của răng và xương hàm. Nếu thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết này, răng không chỉ yếu mà còn mọc sai thế, mọc chìa ra ngoài.

Xem thêm: Cách làm răng bớt hô tại nhà

Chống cằm thường xuyên là thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng

3. Cách khắc phục tình trạng răng hô do răng và do hàm

Việc điều trị hô hàm và hô răng thăm khám và chụp X-quang để xác định mức độ lệch lạc của răng, căn cứ vào từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị răng hô khác nhau.

3.1 Điều trị răng hô do răng

Phương pháp điều trị hô răng tối ưu nhất hiện nay được bác sĩ khuyến khích thực hiện đó chính là niềng răng chỉnh nha. Niềng răng hô thực hiện được ở cả người lớn và trẻ em, niềng răng càng sớm sẽ càng mang lại hiệu quả cao và thời gian thực hiện nhanh chóng hơn.

Niềng răng hô thực hiện gắn khí cụ chỉnh nha là mắc cài kim loại, mắc cài sứ hoặc niềng răng máng trong suốt để từ đó tạo lực siết lên răng, sắp xếp các răng thẳng hàng như mong muốn. Quá trình niềng răng hô thường kéo dài khoảng 18 – 24 tháng tùy tình trạng cụ thể của răng.

Xem thêm: 

Răng hô nhẹ là như thế nào?

Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Niềng răng là phương pháp tối ưu trong trường hợp hô do răng

3.2 Điều trị hô hàm

Để chỉnh hàm hô nhẹ hay nặng thì việc niềng răng sẽ không mang lại hiệu quả mà buộc phải tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm. Phẫu thuật sẽ can thiệp trực tiếp vào phần hàm, điều chỉnh phần hàm lệch ra phía ngoài bằng cách cắt xương hàm hô. Phẫu thuật hàm thường được tiến hành từ 3 – 4 tiếng là hoàn thành với hiệu quả đến trọn đời.

3.3 Điều trị kết hợp hô hàm và hô răng

Những trường hợp răng hô phức tạp do cả răng và cấu trúc xương hàm thì bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp cả 2 phương pháp niềng răng và phẫu thuật hàm nhằm chỉnh răng và hàm trở nên cân đối, hài hòa.

Như vậy, với những thông tin chia sẻ ở trên về tình trạng hô hàm và hô răng thì bạn sẽ nắm rõ được những kiến thức quan trọng. Để được thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ sau đây:

NHA KHOA TRẺ

  • Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
  • Hotline:  0901.334.334
  • Fanpage:  nhakhoatrehanoi
  • Trang web: https://nhakhoatre.com/ 
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.