Nội dung chính

Hàm móm là gì? Hàm móm có niềng răng được không?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 26/05/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Hàm móm là một dạng sai khớp cắn khá phổ biến nhưng rất dễ nhầm lẫn với răng móm thông thường. Vậy hàm móm là gì? Hàm móm có niềng răng được không?

Hàm móm là một dạng sai khớp cắn khá phổ biến nhưng rất dễ nhầm lẫn với răng móm thông thường. Vậy hàm móm là gì? Cách phân biệt răng hàm và hàm móm như thế nào? Hàm móm có niềng răng được không? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Hàm móm là gì? Cách phân biệt răng móm với hàm móm

Hàm móm hay còn gọi là khớp cắn ngược có biểu hiện sai lệch tương quan giữa hai hàm. Khi đó, xương hàm trên bình thường hoặc kém phát triển trong khi xương hàm dưới phát triển quá mạnh vượt ra ngoài hàm trên. Như vậy cung hàm sẽ phát triển hoàn toàn ngược lại so với bình thường, hàm dưới sẽ nằm ngoài hàm trên.

Đặc điểm này rất dễ quan sát bằng mắt thường nhưng để xác định bị móm do răng hay do hàm thì phải thông qua kiểm tra và thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.

Móm do hàm khá phức tạp và khó điều trị

2. Tác hại của hàm móm

Sự phát triển bất thường của hàm trên và hàm dưới sẽ dẫn nhiều vấn đề liên quan đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng.

Mất thẩm mỹ nghiêm trọng:

Hàm móm khiến khuôn mất cân đối, nhìn nghiêng sẽ thấy cằm đưa ra trước, mặt hình “lưỡi liềm” thiếu thẩm mỹ. Điều này sẽ khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp, ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Hoạt động ăn nhai khó khăn:

Người bị móm dù nặng hay nhẹ đều gặp phải tình trạng ăn uống khó khăn do khớp cắn hai hàm bị lệch. Nếu ăn nhai không tốt trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên khớp hàm và gây đau khớp hàm, rối loạn khớp thái dương hàm. Ngoài ra, việc không nghiền nát thức ăn kỹ lưỡng cũng sẽ khiến tiêu hóa gặp khó khăn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa, dạ dày.

Phát âm không chuẩn:

Việc phát âm có chuẩn hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự liên kết giữa môi, răng và lưỡi. Nếu răng bị lệch khớp cắn thì chắc chắn sẽ khiến giọng nói và phát âm bị cản trở, khó phát âm rõ chữ và hay nói ngọng.

Hàm móm khiến phát âm không chuẩn

Nguy cơ mắc các bệnh răng miệng:

Hàm móm khiến việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn, dễ mắc dính mảng bám trên răng gây ra các bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… nguy hiểm có thể gây mất răng vĩnh viễn.

Xem thêm: 

Răng móm cười sao cho đẹp?

Làm răng hết móm tại nhà có được không?

3. Hàm móm có niềng răng được không?

Hiện nay, phương pháp niềng răng đang được áp dụng rộng rãi để khắc phục tình trạng móm hay sai lệch khớp cắn. Niềng răng giúp nắn chỉnh, sắp xếp các răng thẳng hàng và đưa khớp cắn về dạng chuẩn chỉnh, từ đó giúp ăn nhai tốt hơn và bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.

Tuy nhiên, đối với các trường hàm móm do xương hàm phát triển sai lệch thì niềng răng không phải là phương pháp phù hợp. Niềng răng không can thiệp được vào cấu trúc xương hàm mà chỉ có tác dụng đối với các răng lệch lạc.

Do đó, niềng răng cho hàm móm hoàn toàn không có tác dụng, thậm chí nếu bất chấp niềng răng có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường như tiêu xương chân răng, lệch khớp cắn nghiêm trọng hơn,…

Niềng răng chỉ mang lại hiệu quả khi bị móm do răng

4. Giải pháp nào điều trị hàm móm tối ưu nhất?

Nếu chẳng may bạn bị móm thì tốt nhất hãy đến nha khoa thăm khám để xác định chính xác mức độ móm do răng hay do xương. Cần tiến hành chụp X-quang để đo đạc tỷ lệ sai lệch của răng và xương, từ đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Đối với trường hợp hàm móm do cấu trúc xương hàm thì buộc phải tiến hành phẫu thuật hàm móm, cắt bớt phần xương bị móm sau đó đẩy lùi hàm về phía sau. Bác sĩ sẽ tính toán và điều chỉnh sao cho hai hàm đạt tỷ lệ cân xứng, khớp cắn đạt chuẩn. Phẫu thuật chỉ cần thực hiện một lần là sẽ mang lại hiệu quả lâu dài.

Đây là kỹ thuật phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện có tay nghề cao, thiết bị hiện đại và phòng khám vô trùng, vô khuẩn. Chính vì vậy, bạn cần nhắc thật kỹ khi lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín để điều trị, tránh nha khoa kém chất lượng để rồi phải chịu những hậu quả đáng tiếc.

Xem thêm: Cách chữa răng móm nhẹ như thế nào? Giải pháp nào tối ưu nhất?

Với những giải đáp ở trên về phương phương pháp điều trị hàm móm thì hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu bạn đang muốn thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp về tình trạng răng miệng của mình thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Trẻ để được bác sĩ giàu kinh nghiệm hỗ trợ nhanh chóng.

PHÒNG KHÁM NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Website: https://nhakhoatre.com/

Danh mục cẩm nang