Đau lợi sưng má có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?
Tình trạng đau lợi sưng má xảy ra do nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau và thường gặp nhất là các tình trạng sâu răng, viêm lợi hay mọc răng khôn.
Đau lợi sưng má có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Mỗi bệnh lý răng miệng sẽ gây ra mức độ đau nhức lợi không giống nhau, thậm chí có thể gây đau lợi sưng má. Vậy đau lợi sưng má có nguy hiểm không? Cách điều trị triệt để như thế nào?
1. Các bệnh lý gây đau lợi sưng má kéo dài
Tình trạng đau nhức nướu lợi xảy ra do nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau và thường gặp nhất là các tình trạng sâu răng, viêm lợi hay mọc răng khôn. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các bệnh lý gây đau lợi sưng má ngay sau đây.
1.1 Đau lợi sưng má do sâu răng
Bệnh lý sâu răng hình thành do vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, tấn công và phá hủy bề mặt men răng. Ban đầu chỉ xuất hiện một vài lỗ nhỏ liti trên răng, không gây đau nhức gì nên thường không được chú ý tới. Nhưng nếu để lâu thì sâu răng sẽ ăn vào tủy răng, gây viêm nhiễm vùng tủy, tình trạng này gây đau nhức dữ dội, gây đau lợi sưng má, đau răng dẫn đến ù tai,…
1.2 Viêm nướu, viêm nha chu gây đau lợi
Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất gây ra tình trạng đau lợi sưng má. Dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm nướu là tình trạng chảy máu chân răng, nướu nhạy cảm, răng ê buốt khi ăn uống nóng, lạnh.
Khi viêm nướu tiến triển nặng hơn sẽ làm viêm nhiễm các tổ chức nha chu như dây chằng, xương hàm,… Viêm nha chu hình thành túi mủ dẫn đến những cơn đau kéo dài, đau lợi sưng má khiến người bệnh khó mở miệng, nói chuyện hay ăn nhai đều khó khăn.
1.3 Đau lợi sưng má do mọc răng khôn
Nếu xảy ra hiện đau răng sưng má ở độ tuổi trưởng thành thì rất có thể là do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên ngang. Các triệu chứng răng khôn thường gặp là nướu lợi sưng tấy, đau nhức nướu, nhiều trường hợp bị cứng hàm, đau lợi sưng má khiến việc ăn nhai gặp khó khăn.
Xem thêm: Đau lợi nổi hạch là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không?
2. Đau lợi sưng má có nguy hiểm không?
Mức độ ảnh hưởng của các bệnh lý răng miệng là khác nhau, không chỉ gây ra tình trạng đau lợi sưng má thông thường mà còn xảy ra nhiều biến chứng răng miệng khác nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm của từng bệnh lý cụ thể như sau:
- Sâu răng nghiêm trọng sẽ gây viêm tủy, chết tủy không thể điều trị được. Lúc này cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn và có thể lên tới tận óc. Trong trường hợp sâu răng nặng nhất sẽ phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn để ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng.
- Viêm lợi, viêm nha chu làm vùng mô nướu bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến tình trạng tụt lợi, khiến răng lung lay và mất răng. Các trường hợp viêm nha chu còn làm tổn hại đến xương hàm, có thể gây chấn thương xương hàm kéo dài khó phục hồi.
- Răng khôn gây đau lợi sưng má là tình trạng nghiêm trọng nhất, bởi các biến chứng xảy ra do mọc răng khôn là rất nguy hiểm như u nang răng khôn, u nang xương hàm, tổn thương dây thần kinh quanh răng, rối loạn phản xạ và cảm giác,…
Để tránh tình trạng đau lợi sưng má xảy ra gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì ngay khi có dấu hiệu bất thường của bất kỳ bệnh răng miệng nào cũng không nên lơ là. Hãy đến nha khoa thăm khám để điều trị sớm các bệnh răng miệng ngay ở những giai đoạn đầu, điều này sẽ ngăn ngừa được các biến chứng nguy hại đến sức khỏe răng miệng.
3. Giải pháp điều trị dứt điểm đau lợi sưng má an toàn, hiệu quả
Các giải pháp điều trị đau lợi sưng má sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên từng tình trạng cụ thể của người bệnh. Mức độ đau nhức như thế nào, nguyên nhân do đâu đều sẽ được đánh giá chính xác và dựa vào đó sẽ có phương án điều trị phù hợp.
3.1 Điều trị sâu răng gây sưng má
Nếu sâu răng nặng đã gây đau lợi sưng má thì lúc này phần lớn tủy răng cũng đã bị hoại tử. Bác sĩ sẽ phải tiến hành điều trị nội nha lấy tủy, nạo sạch vết sâu, sau đó hàn trám hoặc bọc răng sứ để khôi phục hình dáng cho răng. Sau khi điều trị răng sâu thì tình trạng đau nhức cũng sẽ được kiểm soát hoàn toàn.
3.2 Điều trị bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu
Các trường hợp viêm lợi, viêm nha chu nặng thì cần điều trị sớm bằng cách thực hiện lấy cao răng và kết hợp điều trị bằng thuốc. Nếu đã xảy ra tình trạng tụt nướu nghiêm trọng thì có thể sẽ phải tiến hành ghép vạt nướu để khôi phục phần nướu bị đã bị tổn thương.
3.3 Nhổ răng khôn ngăn ngừa biến chứng
Nhổ răng khôn là chỉ định bắt buộc trong các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật tách lợi trong trường hợp răng khôn lợi trùm. Nhổ răng phải đảm bảo thực hiện đúng thao tác, đúng kỹ thuật để không xảy ra những rủi ro trong quá trình tiểu phẫu.
Xem thêm: Đau nhức lợi trong cùng là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?
Với các tình trạng đau lợi sưng má thì có thể bạn khó nhận biết được nguyên nhân cũng như cách bệnh lý liên quan. Vậy nên, tốt nhất là bạn nên đến trực tiếp nha khoa uy tín để thăm khám và tư vấn chi tiết, từ đó bác sĩ cũng sẽ có những chỉ định phù hợp để điều trị hiệu quả cho bạn. Để được hỗ trợ nhanh chóng bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox fanpage: Nhakhoatrehanoi.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa