Đau lợi nổi hạch là hai biểu hiện xảy ra đồng thời khiến nhiều người hoang mang lo sợ mình đã mắc phải bệnh lý nào đó về răng. Nó gây sưng nướu khiến ta cảm thấy đau răng và khó khăn hơn trong việc ăn nhai hàng ngày. Vậy đau lợi và nổi hạch là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Đau lợi nổi hạch là biểu hiện của bệnh gì?
Thực chất nổi hạch là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Hạch là tổ chức các tế bào Lympho trong cơ thể, với chức năng sản sinh ra các dòng bạch cầu và kháng thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công thì hạch đang ở thể chìm sẽ nổi lên, sờ vào bạn sẽ thấy cứng và hơi đau, có thể gây ra hiện tượng sốt.
Về khía cạnh nha khoa, các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây đau lợi nổi hạch là do hai bệnh lý phổ biến đó là viêm lợi chân răng và sâu răng viêm tủy. Hạch thường xuất hiện ở nhiều chỗ quanh hàm, cổ, nổi hạch ở lợi hay nổi hạch ở chân răng. Vậy hai bệnh lý này cụ thể như nào, có nguy hiểm gì không?
Trước hết là viêm lợi chân răng, nguyên nhân lợi bị đau và sưng là do vi khuẩn xâm nhập gây hiện tượng viêm lợi trùm nổi hạch. Lợi lúc này sẽ bị sưng tấy đỏ, nổi cục dưới chân răng và dần hình thành lên các túi mủ xung quanh chân răng khiến bạn đau đớn, khó chịu dù không có bất kì tác động nào vào nướu. Nếu không phát hiện kịp thời và không có những biện pháp can thiệp kịp thời thì viêm lợi sẽ dẫn tới viêm nha chu khiến răng bị lung lay, thậm chí là mất răng.
Bên cạnh đó, sâu răng viêm tủy cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau lợi nổi hạch. Khi tủy bị hoại tử, sau đó sẽ dần chảy xuống nướu và gây nên áp xe nướu răng khiến nướu bị sưng đỏ kèm theo hiện tượng nổi hạch xung quanh vùng má và vùng quai hàm.
Ngoài ra, đau lợi nổi hạch cũng có thể là biểu hiện khi bạn bị mọc răng khôn. Phần lợi của người bệnh bị sưng phồng lên ở chính đó là nơi mọc răng khôn, có màu đỏ và gây đau đớn và có thể sốt. Một số trường hợp lợi sẽ chảy dịch mủ ra khi ấn vào. Khi bị viêm lợi trùm, bạn sẽ gặp khó khăn và đau đớn mỗi khi há miệng trong việc ăn uống, giao tiếp.
Xem thêm: Đau nhức lợi trong cùng là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?
2. Đau lợi nổi hạch có gây nguy hiểm gì không?
Tuy hạch được coi là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhưng nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe răng miệng và sức khỏe của cơ thể bạn.
- Viêm nhiễm xương hàm răng miệng
Vi khuẩn nhanh chóng phá hủy liên kết các mô mềm. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm xương hàm, hoại tử nghiêm trọng lây lan sang các răng khác, thậm chí có thể kéo theo một số biến chứng và bệnh lý khác.
- Răng bị lung lay, nặng hơn nữa có thể mất răng
Đau lợi nổi hạch dẫn đến tình trạng lợi bị sưng, khiến lợi bở ra và dễ bị tách dần ra khỏi răng. Đồng thời tình trạng viêm nhiễm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phá hủy các cấu trúc nâng đỡ răng khiến răng của bạn có chiều hướng lung lay. Tình trạng này kéo dài có thể gây rụng răng.
- Tác động xấu tới sức khỏe toàn thân
Viêm nướu nếu để lâu sẽ dẫn đến bệnh viêm nha chu, gây ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát đường huyết và dẫn tới nguy cơ cao gặp phải các biến chứng của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó vi khuẩn theo đường máu xâm nhập vào các bộ phận bên cơ thể trong gây thêm các bệnh về phổi, tim mạch,… nguy hiểm đến sức khỏe con người.
- Đau lợi nổi hạch ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống
Khi bị sưng nướu bạn sẽ có cảm giác đau buốt, khó chịu ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống khó khăn hơn, cơ thể khó hấp thụ được thức ăn gây hiện tượng mệt mỏi, uể oải, khó tập trung vào công việc. Tình trạng viêm nhiễm còn gây ra mùi hôi miệng, khiến bạn tự ti khi giao tiếp, quá trình giao tiếp gặp nhiều khó khăn.
3. Cách khắc phục khi bị đau lợi và nổi hạch
Nếu bị đau lợi nổi hạch ở cơ hàm, ở cổ, cách tốt nhất đó là đến địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và tiến hành điều trị kịp thời. Để điều trị đau lợi và nổi hạch, ngăn ngừa bệnh sưng viêm nướu răng tái phát, nha sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang sau đó xác định bệnh lý dẫn đến tình trạng này. Từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Với trường hợp bị đau sưng lợi nổi hạch xuất phát từ viêm nướu răng, nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng và loại bỏ các mô bệnh trong miệng. Sau đó sẽ kê thuốc kháng sinh phù hợp, giảm đau uống trong vòng từ 1 – 2 ngày. Khi nướu hết bị viêm thì sẽ đỡ đau và sưng, cùng với đó các nốt hạch cũng nhanh chóng biến mất.
Còn với trường hợp bị đau lợi nổi hạch từ sâu răng viêm tủy, trước hết nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng miệng, sau đó kê thuốc giảm đau. Đợi đến khi nướu hết sưng thì bệnh nhân mới được tiến hành trị liệu sâu răng nổi hạch bằng phương pháp bọc răng sứ hoặc trám răng lấy tủy, tùy vào từng trường hợp bệnh và chi phí của mỗi người.
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp các câu hỏi về tình trạng đau lợi nổi hạch. Tuy hạch là hiện tượng tự nhiên nhưng đau sưng lợi nổi hạch nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm, có khả năng gây ra các biến chứng và các bệnh lý răng miệng khác. Hãy đến Nha khoa Trẻ ngay để kịp thời thăm khám và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng nhé. Mọi thắc mắc liên hệ:
NHA KHOA TRẺ
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/