Đánh răng ngay sau khi ăn có tốt không? Thời điểm nào hợp lý nhất?
Đánh răng ngay sau khi ăn có thể sẽ làm tăng tốc độ ảnh hưởng của axit vào men răng và gây ra hiện tượng xói mòn các lớp bên dưới răng. Vậy thời điểm nào đánh răng là hợp lý nhất?
Đánh răng là bước vệ sinh răng miệng cơ bản mà ai cũng thực hiện mỗi ngày, tuy nhiên không phải thời điểm nào đánh răng cũng mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là trường hợp đánh răng ngay sau khi ăn. Vậy đánh răng ngay sau khi ăn có tốt không? Thời điểm nào đánh răng là hợp lý nhất?
1. Đánh răng ngay sau khi ăn có tốt không?
Nhiều người có thói quen vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn giữ khoang miệng luôn sạch sẽ. Thói quen này tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất đang dần phá hủy răng của bạn.
Theo các chuyên gia, ngay sau các bữa ăn lượng axit trong khoang miệng tăng cao sẽ làm mềm men răng. Lúc này nếu đánh răng có thể sẽ làm tăng tốc độ ảnh hưởng của axit vào men răng và gây ra hiện tượng xói mòn các lớp bên dưới răng. Đặc biệt là trong các trường hợp ăn nhiều thực phẩm giàu axit như chanh, dứa và họ nhà cam quý,… hay uống các loại nước ngọt, nước soda,… có tính axit.
Chính vì lý do này mà các chuyên gia hay bác sĩ nha khoa đều khuyến cáo không nên chải răng ngay sau khi ăn để tránh tác động tiêu cực đến những chiếc răng khỏe mạnh.
2. Thời điểm nào đánh răng là hợp lý nhất?
Để việc đánh răng ngay sau khi ăn làm sạch răng miệng hiệu quả, đồng thời không gây hại cho răng thì tốt nhất bạn nên chải răng khoảng 30 phút sau khi ăn. Tại thời điểm này, khoang miệng đã tiết ra khá nhiều nước bọt có chứa các enzyme và các chất làm trung hòa tính axit.
Nước bọt cũng có chứa canxi và ion photphat nên giúp răng chắc lại và hấp thụ thêm canxi hình thành nên lớp bảo vệ bên ngoài men răng. Nhờ đó, việc đánh răng đúng cách lúc này sẽ không thể gây tổn thương đến cấu trúc của răng. Đánh răng loại bỏ được mảng bám và vi khuẩn gây bệnh còn hỗ trợ tốt cho quá trình bảo vệ răng miệng lâu dài.
3. Hướng dẫn đánh răng đúng cách và những lưu ý quan trọng
3.1 Đánh răng đúng cách như thế nào?
- Thực hiện chải răng mỗi ngày 2 lần sau khi ngủ dậy vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Chải răng chuyển động nhẹ nhàng trên toàn bộ cung hàm, không nên đánh răng quá nhanh vì khó có thể làm sạch được mảng bám.
- Khi chải răng có thể sử dụng bàn chải để vệ sinh cả lưỡi, hoặc bạn có thể sử dụng rơ lưỡi để làm sạch mảng bám trên lưỡi.
- Cần lựa chọn bàn chải lông mềm để chải răng, điều này sẽ giúp hạn chế tổn thương đến mô mềm quanh răng.
- Thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần hoặc ngay khi có dấu hiệu lông bàn chải bị tưa vì lúc này nó đã bị giảm hiệu quả làm sạch răng và có thể tồn đọng vi khuẩn gây hại.
3.2 Lưu ý giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả
- Ngoài việc chải răng thì bạn cũng nên học cách sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau bữa ăn thay vì sử dụng tăm xỉa răng bởi tác hại của tăm xỉa răng là khá nguy hiểm.
- Nên súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng diệt khuẩn mỗi ngày một lần, như vậy thì vi khuẩn mới có thể được làm sạch hoàn toàn.
- Lấy cao răng 6 tháng/lần nhằm loại bỏ mảng bám cứng đầu hình thành ở chân răng, kẽ răng và dưới nướu.
Xem thêm:
Chỉ nha khoa là gì? Tác dụng của chỉ nha khoa đối với răng miệng
Dùng chỉ nha khoa 1 ngày mấy lần là tốt nhất?
4. Những sai lầm khi đánh răng cần khắc phục
Việc đánh răng mỗi ngày tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Không ít người chủ quan trong việc này dẫn đến một số sai lầm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Dưới đây là những sai lầm bạn cần tránh để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh hơn.
- Đánh răng quá mạnh: Có nhiều người hiểu lầm việc chải răng càng mạnh thì càng sạch nhưng thực tế việc này sẽ chỉ gây ra tổn thương cho răng lợi, gây chảy máu chân răng hay viêm nướu.
- Chải răng với thời gian quá ngắn: Bạn đừng quá vội vàng trong việc vệ sinh răng miệng của mình. Hãy kiên nhẫn thực hiện đánh răng 2 – 3 phút/lần để đảm bảo răng được làm sạch kỹ lưỡng.
- Chải răng theo chiều ngang: Tưởng chừng như là điều bình thường nhưng đây lại là sai lầm rất nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của răng nướu. Khi đó, men răng không chỉ bị mòn dần, dễ mắc bệnh lý răng miệng và còn gây tổn thương đến mô nướu quanh răng. Vì vậy, thay vì chải răng theo chiều ngang thì bạn hãy chải dọc theo chân răng hoặc xoay theo vòng tròn nhỏ.
- Sử dụng bàn chải lông quá cứng: Những bàn chải lông mềm, mịn có kích thước phù hợp mới giúp bạn chạm tới mọi ngóc ngách của răng mà không làm tổn thương tới nướu lợi.
- Không thay bàn chải định kỳ: Sau khoảng 3 – 4 tháng thì lông bàn chải thường có dấu hiệu bị tưa, lúc này nó có chức khá nhiều vi khuẩn gây hại nên việc vệ sinh răng miệng không mang lại hiệu quả. Tốt nhất là bạn nên thay bàn chải mới định kỳ hoặc sau mỗi lần bị bệnh để hạn chế vi khuẩn lây lan trong khoang miệng.
Như vậy, bạn không chỉ cần chăm chỉ vệ sinh răng miệng mỗi ngày mà còn phải thực hiện đúng cách mới có thể đảm bảo răng được chăm sóc tốt nhất. Đừng đánh răng ngay sau khi ăn mà hãy chờ khoảng 30 phút để có thời gian đánh răng hợp lý nhất. Chỉ một thay đổi nhỏ trong thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày nhưng sẽ giúp răng bạn khỏe mạnh hơn nhiều đấy.
Nếu cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề liên quan nào khác thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây:
- Phòng khám Nha khoa Trẻ 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Trang web: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa