Hướng dẫn bé tập đánh răng đúng cách với 6 bước cơ bản
Bố mẹ cần hướng dẫn, dạy bé đánh răng đúng cách. Cùng đánh răng với cả nhà để tạo cho trẻ sự hào hứng và tập cho con thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày.
Những chiếc răng đầu đời của trẻ sẽ có cấu trúc men răng khá mỏng nên dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, nhiệt độ,… Do đó, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng cho bé để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài. Vậy bố mẹ đã biết cách hướng dẫn bé đánh răng đúng cách hay chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm vững 6 bước đánh răng cơ bản cho bé nhé!
1. Hướng dẫn bé đánh răng đúng cách
Trẻ em thường khó chủ động trong việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày và các bé cũng chưa hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ răng miệng. Vậy nên, bố mẹ sẽ là người nhắc nhở và dạy bé đánh răng đúng cách, từ đó bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Bố mẹ cần dạy trẻ đánh răng đúng cách với 6 bước như sau:
- Bước 1: Súc miệng với nước lọc trong khoảng 10 giây để giảm bớt lượng mảng bám còn đọng lại trên răng nướu.
- Bước 2: Rửa sạch bàn chải rồi lấy một lượng kem đánh răng bằng vừa đủ vào bàn chải của bé (khoảng bằng hạt đỗ).
- Bước 3: Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng khoảng 45 độ so với viền nướu, đầu lông bàn chải tiếp xúc với cả răng và nướu. Bé tập đánh răng đúng cách với kỹ thuật chải răng từ hàm trên xuống và từ hàm dưới lên, hoặc xoay tròn bàn chải đánh răng. Thực hiện như vậy ở mặt ngoài của răng trước, sau đó đến mặt trong.
- Bước 4: Chải mặt ăn nhai của răng bằng cách đặt bàn chải song song với mặt nhai của răng, tiếp đó chải nhẹ nhàng từ trong ra ngoài.
- Bước 5: Đừng quên chải lưỡi cho bé vì đây là vị trí có chứa khá nhiều vi khuẩn gây hại. Có thể thực hiện chải lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng.
- Bước 6: Súc miệng lại với nước nhiều lần để đảm bảo hết hoàn toàn kem đánh răng trong miệng. Sau đó rửa sạch bàn chải, vẩy khô rồi cắm phần lông bàn chải hướng lên trên, phần tay cầm ở dưới. Ở bước này, bố mẹ cần lưu ý nhắc nhở bé nhổ bọt kem đánh răng ra ngoài vì trẻ nhỏ rất dễ nhầm lẫn giữa việc nuốt và nhổ kem đánh răng ra ngoài.
2. Khi nào cần tập cho bé đánh răng?
Khi bé mới mọc những chiếc răng đầu tiên, nhiều bố mẹ đặt ra câu hỏi “trẻ mấy tuổi có thể đánh răng”. Bố mẹ nên bắt đầu vệ sinh răng miệng cho trẻ 8 tháng tuổi, tuy nhiên chưa cần dùng bàn chải đánh răng. Cách vệ sinh lúc này là dùng khăn làm sạch miệng cho trẻ.
Với những trẻ trên 1 tuổi đã có thể bắt đầu đánh răng. Tuy nhiên, bé còn quá nhỏ để có thể dự chải răng nên bố mẹ cần chủ động đánh răng cho con.
Trẻ mầm non từ 3 – 6 tuổi, bố mẹ hãy hướng dẫn và tập cho bé thói quen tự đánh răng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn.
Giai đoạn trẻ từ 6 – 9 tuổi đã có thể tự ghi nhớ và thực hiện đánh răng hàng ngày. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần kiểm tra và nhắc nhở để con duy trì thói quen đánh răng đều đặn và đúng cách.
3. Tại sao cần dạy em bé đánh răng đúng cách, đúng thời điểm?
- Giữ khoang miệng luôn sạch sẽ: Bố mẹ hướng dẫn bé tập đánh răng đúng cách mới có thể làm sạch được mảng bám, vi khuẩn trên bề mặt của răng, từ đó giữ răng miệng luôn sạch sẽ.
- Ngăn ngừa bệnh lý răng miệng: Vi khuẩn gây hại trong khoang miệng được giảm thiểu tối đa khi bé chải răng đều đặn mỗi ngày, hạn chế được các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu ở trẻ.
- Hạn chế tổn thương răng nướu: Việc chải răng quá mạnh, quá nhanh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào răng làm mòn lớp men răng của trẻ. Ngoài ra, khi chải răng ở quá mạnh ở vị trí chân răng còn có thể gây tổn thương nướu lợi dẫn đến chảy máu chân răng.
Xem thêm:Có nên nhổ răng sữa sớm cho bé không?
4. Lưu ý khi dạy bé đánh răng đúng cách
Song song với việc dạy trẻ đánh răng đúng cách thì bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo hiệu quả vệ sinh răng miệng cho con.
4.1 Chọn bàn chải phù hợp với độ tuổi
Hiện nay có rất nhiều kiểu dáng, thiết kế loại bàn chải khác nhau phù hợp với từng độ tuổi. Các bậc phụ huynh cần lựa chọn kỹ lưỡng bàn chải cho con, nên chọn bàn chải đầu tròn nhỏ, cổ bàn chải dài để bé dễ di chuyển khi vệ sinh răng miệng.
Đồng thời lông bàn chải phải mềm để hạn chế những tổn thương không mong muốn khi bé đánh răng. Với những bé nhỏ tuổi, bố mẹ có thể tạo sự hứng thú cho con với những loại bàn chải có hình dáng ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc bắt mắt.
4.2 Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em
Tùy vào độ tuổi của trẻ mà bố mẹ cần lựa chọn loại kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluor phù hợp. Thành phần Fluor trong kem đánh răng có tác dụng chống sâu răng ở trẻ em.
- Nếu trẻ em dưới 2 tuổi thì men răng của bé còn yếu, Fluor có thể làm bào mòn men răng, do đó kem đánh răng phù hợp sẽ không có chứa thành phần Fluor.
- Trẻ từ 2 – 4 tuổi cần lựa chọn loại kem đánh răng có hàm lượng Fluor thấp dưới 500ppm.
- Trẻ từ 4 – 6 tuổi, kem đánh răng phù hợp sẽ có hàm lượng Fluor khoảng 500 – 1000ppm.
4.3 Chia lịch đánh răng cho con
Dạy bé đánh răng đúng cách phải kết hợp với thời điểm đánh răng phù hợp. Trẻ nhỏ cần đánh răng đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Xem thêm:
Chỉ nha khoa cho trẻ em: Những vấn đề bố mẹ cần lưu ý
Nước muối sinh lý súc miệng cho bé
5. Em bé không chịu đánh răng phải làm sao?
Trong một số trường hợp, trẻ nhỏ không hợp tác khi bố mẹ tập đánh răng cho con. Lúc này, bố mẹ cần tạo sự thích thú cho con bằng cách đưa con đi mua bàn chải, cho con lựa chọn màu sắc và hình dáng theo sở thích. Loại kem đánh răng cho bé cũng phải có hương vị phù hợp với bé, các loại có hương trái cây như vị dâu, cam, táo, nho,…
Khi hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, bố mẹ nên làm mẫu cho bé bắt chước theo. Đồng thời bố mẹ hãy trò chuyện và sáng tạo ra những trò chơi sống động tạo sự hứng cho con khi đánh răng.
Vệ sinh răng miệng tại nhà với việc đánh răng đúng cách cho bé sẽ góp phần quan trọng giúp răng miệng luôn khỏe mạnh, hạn chế vi khuẩn gây hại cũng như các bệnh lý răng miệng. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đưa bé đến nha khoa trẻ em để khám răng định kỳ 6 tháng/lần để được bác sĩ kiểm tra răng miệng nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng (nếu có). Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn mẹ và bé cách chải răng, vệ sinh răng miệng và cả chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe răng miệng.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa