[Chi tiết] - Trật khớp thái dương hàm 1 bên là gì? Hướng dẫn xử trí trật khớp thái dương hàm 1 bên
Trật khớp thái dương hàm một bên là tình trạng hay gặp và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động hàng ngày của người bị. Việc xử trí khi khi trật khớp thái dương hàm một bên đúng cách là việc quan trọng để khắc phục tình trạng này.
Trật khớp thái dương hàm một bên là tình trạng khá phổ biến, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vậy, trật khớp thái dương hàm là gì và làm thế nào để xử lý tình trạng này? Cùng Nha khoa trẻ tìm hiểu về những thông tin liên quan đến trật khớp thái dương hàm một bên qua bài viết dưới đây để có biện pháp xử trí phù hợp.
Trật khớp thái dương hàm 1 bên là gì?
Trật khớp thái dương hàm là tình trạng khớp nối giữa xương hàm dưới và xương thái dương bị lệch ra khỏi vị trí bình thường. Trật khớp thái dương hàm 1 bên là tình trạng trật khớp xảy ra ở một bên hàm, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như ăn uống, nói chuyện.
Trật khớp thái dương hàm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Chấn thương: Va đập mạnh vào hàm, ngã, hoặc bị đánh vào hàm.
- Há miệng quá rộng: Ngáp quá lớn, cắn quả cứng, hoặc há miệng quá lâu.
- Rối loạn khớp thái dương hàm: Một tình trạng mãn tính gây ra đau và khó khăn trong việc di chuyển hàm.
- Viêm khớp: Viêm khớp thái dương hàm có thể làm tổn thương khớp thái dương hàm…
Xem thêm: Viêm khớp thái dương hàm bao lâu thì khỏi?
Trật khớp thái dương hàm 1 bên có sao không?
Trật khớp thái dương hàm một bên tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Những ảnh hưởng của trật khớp thái dương hàm một bên như:
- Đau nhức: Cảm giác đau nhức ở vùng thái dương, hàm, tai có thể kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Khó khăn khi ăn uống: Việc nhai, nghiền thức ăn trở nên khó khăn, gây ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng.
- Hạn chế vận động hàm: Miệng khó mở rộng, gây khó khăn trong giao tiếp và vệ sinh răng miệng.
- Tiếng kêu lục cục: Khi vận động hàm, bạn có thể nghe thấy tiếng kêu lục cục do khớp bị tổn thương.
- Đau đầu: Đau đầu căng thẳng hoặc đau nửa đầu cũng là một triệu chứng thường gặp.
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Đau nhức và khó chịu có thể khiến bạn khó ngủ.
Nếu không được điều trị kịp thời, trật khớp thái dương hàm có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Viêm khớp: Viêm nhiễm ở khớp thái dương hàm làm tăng tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động hàm.
- Xơ cứng khớp: Khớp bị cứng lại, hạn chế khả năng vận động.
- Dính khớp: Các đầu khớp bị dính vào nhau, gây khó khăn trong việc mở miệng.
- Thủng đĩa khớp: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến mất chức năng hoàn toàn của khớp.
Vì vậy, khi có dấu hiệu của trật khớp thái dương hàm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Trật khớp thái dương hàm 1 bên điều trị như thế nào?
Việc chủ quan không điều trị ngay từ đầu có thể khiến trật khớp thái dương hàm tiến triển nặng, gây biến dạng khuôn mặt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở hàm, bạn nên đi khám ngay. Điều trị sớm không chỉ giúp giảm đau, khó chịu mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đối với điều trị không can thiệp
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Có thể bao gồm việc sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ hoặc kết hợp với các liệu pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, chiếu tia hồng ngoại, tập vận động hàm…
Trong một số trường hợp, việc đeo máng nhai cũng được chỉ định để giúp ổn định khớp. Nếu điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn sau khoảng 3-5 ngày.
Đối với điều trị can thiệp trên bộ răng và hệ thống nha
Để điều trị trật khớp thái dương hàm, bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như chỉnh hình răng (mài răng, nhổ răng),phục hình răng hoặc phẫu thuật thái dương hàm. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng răng miệng của từng người.
Điều trị lệch khớp thái dương hàm can thiệp trên khuôn mặt
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đầu tiên, bác sĩ có thể tiến hành nắn khớp bằng tay để điều chỉnh lại vị trí của khớp thái dương hàm. Nếu phương pháp này không hiệu quả, phẫu thuật có thể được cân nhắc. Sau khi điều trị, bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, tránh các thức ăn cứng, dai để bảo vệ khớp.
Bên cạnh đói, việc loại bỏ các thói quen xấu như nghiến răng, cắn móng tay cũng rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tái phát. Bên cạnh đó, các bài tập thư giãn và massage mặt sẽ giúp giảm căng thẳng và cải thiện chức năng của khớp.
Hướng dẫn xử trí khi bị trật khớp thái dương hàm 1 bên
Khi bị trật khớp thái dương hàm, bạn có thể thực hiện các bước sau tại nhà:
- Chườm lạnh: Áp dụng túi đá (quấn trong khăn mỏng) lên vùng má bị đau trong khoảng 15-20 phút. Lặp lại 3-4 lần/ngày để giảm sưng và đau.
- Tránh vận động hàm: Không nhai thức ăn cứng, ngáp rộng, hoặc há miệng quá lớn.
- Uống thuốc giảm đau: Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Nghỉ ngơi: Cho phép hàm nghỉ ngơi bằng cách ăn thức ăn mềm, lỏng.
Việc tự ý nắn khớp tại nhà có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng. Càn đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thòi:
Sau khi đã xác định chẩn đoán, cần giải thích cho người bệnh biết để hợp tác làm thủ thuật.
- Sử dụng thuốc: Thuốc giảm đau hoặc giãn cơ nhẹ được sử dụng trước khi thực hiện thủ thuật.
- Tư thế người bệnh: Người bệnh ngồi, dựa lưng và đầu vào ghế hoặc tường cứng, nhìn thẳng.
- Tư thế người nắn: Bác sĩ đứng trước mặt người bệnh, dùng hai miếng gạc lót vào mặt nhai của răng hàm dưới ở vị trí các răng phía trong rồi dùng hai ngón cái đè lên gạc, bốn ngón còn lại giữ chặt góc hàm phía ngoài. Dùng lực ấn góc hàm xuống dưới và đẩy ra sau (chú ý trật bên nào thì nắn bên đó, nếu trật hai bên thì nắn hai bên cùng một lúc). Khi có cảm giác “trượt” ở đầu tay và người bệnh ngậm miệng lại bình thường chứng tỏ khớp đã trở về vị trí ban đầu.
- Nếu nắn lần đầu chưa được thì có thể nắn lại. Những trường hợp khó: người bệnh lo lắng, không hợp tác, đau nhiều, cơ co cứng không nắn được…cần gây mê và thực hiện thủ thuật tại phòng mổ.
- Khi đã nắn thành công, cần băng chun cằm đầu 10 -14 ngày để tránh tái phát và hạn chế các tác động quá mức lên ổ khớp. Dặn dò người bệnh chế độ ăn mềm, hạn chế nói chuyện to, cười lớn, há miệng quá mức…
Những trường hợp trật khớp tái phát nhiều lần, nên đi khám chuyên khoa để được hướng dẫn và điều trị đúng.
Trật khớp thái dương hàm 1 bên không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên duy trì thói quen chăm sóc răng miệng tốt, tránh các chấn thương vùng mặt, và khám răng định kỳ.