Nội dung chính

Chấn thương răng sữa ở trẻ em phải xử lý như thế nào?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 06/06/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Có không ít trẻ em gặp phải tình trạng chấn thương răng sữa, mặc dù răng sữa sẽ được thay thế nhưng những chấn thương ở răng vẫn có thể để lại nhiều hệ lụy sau này.

Có không ít trẻ em gặp phải tình trạng chấn thương răng sữa trong quá trình nô đùa, chạy nhảy hay hoạt động thể thao. Mặc dù răng sữa sẽ được thay thế thành răng vĩnh viễn nhưng những chấn thương ở răng vẫn có thể để lại nhiều hệ lụy sau này. Vì vậy, bố mẹ cần tìm giải pháp khắc phục cho con để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Chấn thương răng sữa ở trẻ em phải xử lý như thế nào?

1. Lứa tuổi nào ở trẻ thường bị chấn thương răng sữa?

Chấn thương răng sữa thường gặp nhất ở trẻ bắt đầu tập đi hoặc những trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Đặc biệt ở những trẻ hiếu động, hay nghịch thì nguy cơ chấn thương sẽ nhiều hơn.

Những chấn thương ở trẻ lúc này chủ yếu là ở xương hàm trên hoặc hàm dưới và cả vị trí răng cửa sữa. Ở trẻ nhỏ thì xương ổ răng còn mềm, hệ thống dây thần kinh quan răng lỏng lẻo nên khi bị chấn thương thì răng sữa ít gãy hơn.

Không thường bị gãy vỡ như răng vĩnh viễn ở người lớn nhưng răng sữa sẽ bị lung lay, lệch lạc, lún vào trong xương hàm. Trường hợp trẻ bị va đập quá mạnh sẽ làm răng sữa rơi ra ngoài huyệt ổ răng.

2. Răng sữa bị chấn thương gây ảnh hưởng gì?

Chấn thương răng sữa thường không gây ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng và xu hướng mọc răng vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên, khi một chiếc răng sữa bị chấn thương và bị xiên vẹo thì cần chú ý thời gian nhổ răng sữa này đi để răng vĩnh viễn bên dưới mọc theo đúng sự phát triển của xương hàm.

Chấn thương răng sữa khiến răng xiên vẹo

Trong một số trường hợp chấn thương nghiêm trọng, răng sữa bị chấn thương sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường. Cụ thể là:

Sung huyết, hoại tử tủy răng

Răng sữa bị gãy có thể trở nên trầm trọng hơn do tắc nghẽn mạch máu ở chóp răng gây hoại tử tủy.

Tiêu chân răng

Chân răng sữa có thể dần bị tiêu biến sau chấn thương làm mất răng khi chưa đến thời điểm thay răng. Hệ lụy của việc này là khiến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, sai khớp cắn.

Di chứng trên răng vĩnh viễn

Một số vấn đề có thể gặp phải ở răng vĩnh viễn là tình trạng đổi màu thân răng, thiếu sản men, tách đôi thân răng, rối loạn mọc răng,…

Các tình trạng nặng hơn khi không chỉ gặp chấn thương ở răng sữa mà còn liên quan tới khớp Thái Dương. Khi đó sẽ gây ra biến chứng lệch mặt, lồi cầu chia đôi, chia ba làm mất cân xứng khuôn mặt.

Xem thêm: 

Sâu răng ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

Trẻ 3 tuổi bị sâu răng phải làm sao?

3. Chấn thương răng sữa phải xử lý thế nào?

Trẻ bị chấn thương răng sữa trước tiên cần được trấn an để không khiến trẻ sợ hãi. Tiếp đó bố mẹ nên thực hiện sơ cứu cho con càng sớm càng tốt.

Cầm máu và giảm đau cho trẻ khi bị chấn thương

Bố mẹ quan sát các triệu chứng chấn răng ở trẻ, nếu trẻ bị đau, sưng tấy miệng, sốt hay nhiễm trùng thì cần phải được can thiệp kịp thời. Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất bố mẹ hãy liên hệ với nha sĩ để được tư vấn, nên đến trực tiếp phòng khám răng cho bé để có phương pháp xử lý phù hợp.

4. Hướng dẫn ngăn ngừa chấn thương cho trẻ nhỏ

Chấn thương răng sữa có thể được hạn chế nếu bố mẹ chú ý đến việc che chắn cho trẻ ở trong nhà, giảm thiểu số lần và mức độ nghiệm trọng khi bị ngã hay va đập.

Xem thêm: [Giải Đáp] Răng hàm bị sâu ở bé 4 tuổi có nhổ răng được không?

Đeo hàm bảo vệ miệng cho bé

Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về tình trạng chấn thương răng sữa ở trẻ em, hy vọng đã giúp bố mẹ có thêm kiến thức hữu ích để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh cho con. Nếu cần tư vấn chi tiết về cứ vấn đề liên quan nào khác thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Tác giả:

Danh mục cẩm nang