Trẻ em mọc răng nên biếng ăn? Cách chăm sóc khi trẻ biếng ăn
Khi trẻ em bắt đầu mọc răng khiến trẻ nướu đau nhức, khó chịu dẫn đến việc trẻ biếng ăn. Khi đó ba mẹ lo lắng nên chăm sóc trẻ như thế nào?
Trẻ em khi mọc răng gây nên nỗi lo lắng cho các ông bố, bà mẹ bởi trẻ cáu gắt, quấy khóc và rất biếng ăn. Vậy trẻ mọc răng nên biếng ăn có đúng không? Và cách chăm sóc khi trẻ biếng ăn như thế nào? Dưới đây Nha Khoa Trẻ sẽ giúp các ba mẹ tìm được đáp án cho mình.
1. Trẻ em mọc răng nên biếng ăn?
Giai đoạn trẻ sơ sinh mọc răng là khi được khoảng 6 tháng tuổi, có trường hợp mọc răng sớm nhưng cũng có trường hợp mọc muộn. Trẻ 7 tháng chưa mọc răng, thậm chí là 9 tháng hay 1 tuổi do sự khác nhau ở cơ địa từng trẻ.
Trẻ mọc răng nên biếng ăn có thể xảy ra ở một số trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu là do những chiếc răng đầu tiên khi mọc lên khiến nướu của trẻ bị sưng nứt, tấy đỏ để răng nhú ra ngoài gây nhiều đau đớn cho bé.
Trong nhiều trường hợp trẻ có thể bị tiêu chảy, sốt, cằm nổi mẩn đỏ, ho,… Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và biếng ăn.
Ngoài ra, khi trẻ mọc răng enzyme trong cơ thể trẻ sẽ tập trung hướng hỗ trợ răng mọc làm giảm lượng enzyme tiêu thụ thức ăn khiến trẻ chán ăn, lười bú.
2. Thời gian trẻ biếng ăn kéo dài bao lâu?
Trẻ em thường mọc chiếc răng đầu tiên vào lúc 6 tháng tuổi, khi đó răng phá vỡ nướu và gây ra triệu chứng trẻ biếng ăn kéo dài 3-5 ngày trước khi răng nhú ra khỏi lợi. Tuy nhiên, thời gian sẽ thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ.
3. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng
Từ lúc bắt đầu nhú răng đến lúc mọc hoàn chỉnh thì mức độ đau nhức ở trẻ sẽ giảm dần. Vì vậy ba mẹ không cần quá lo lắng mà nên chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ khi mọc răng.
3.1 Quan tâm, chăm sóc trẻ khi mọc răng
- Ba mẹ nên dỗ dành và chơi với con mình để bé được an tâm, bớt khó chịu, tránh cho bé quấy khóc quá nhiều khiến trẻ bị ho và mệt mỏi.
- Massage nướu cho trẻ để giảm đau nhức và nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước đó nhé!
- Thực hiện vệ sinh nướu cho trẻ bằng bông gạc sau mỗi bữa ăn.
- Nếu trẻ có dấu hiệu biếng ăn lâu ngày thì ba mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được điều trị sớm.
3.2 Chế độ dinh dưỡng cho bé
Trong giai đoạn này ăn uống tác động đến răng lợi nên càng làm trẻ né tránh ăn uống, biếng ăn. Khi đó, ba mẹ nên thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp vừa đảm bảo được dinh dưỡng vừa tránh ảnh hưởng đến lợi của trẻ.
- Các món ăn mềm, xay nhuyễn như cháo, súp, canh dễ nuốt và không làm tác động đến lợi. Ba mẹ nên ưu tiên bổ sung canxi cho trẻ trong giai đoạn này. Bao gồm trứng, sữa, cá, đậu,phô mai,…và những thực phẩm mềm khác.
- Đồng thời chú ý đến chế độ dinh dưỡng ở trẻ phải đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất bột, chất béo và chất xơ.
- Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Xem thêm:
Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không?
Bé 8 tháng chưa mọc răng cần bổ sung gì?
Hy vọng với những thông tin về vấn đề trẻ biếng ăn khi mọc răng đã phần nào giúp được ba mẹ chăm sóc cho con mình khi bé mọc răng. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với Nha Khoa Trẻ qua hotline 0963 333 844 hoặc Inbox Fanpage: nhakhoatrehanoi để được giải đáp nhé!
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa