Bé mọc răng chậm có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục thế nào?
Bé mọc răng chậm là vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Ở trẻ sơ sinh, giai đoạn mọc răng thường bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi, có thể sớm hoặc muộn hơn tùy vào cơ địa của từng trẻ.
Bé mọc răng chậm là vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Ở trẻ sơ sinh, giai đoạn mọc răng thường bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi, có thể sớm hoặc muộn hơn tùy vào cơ địa của từng trẻ. Nhưng nếu trẻ ngoài 1 tuổi nhưng chưa mọc răng thì chính là hiện tượng bé chậm mọc răng. Khi đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để tìm hướng giải quyết kịp thời.
1. Như thế nào là chậm mọc răng ở trẻ
Quá trình mọc răng sữa của bé diễn ra vào giai đoạn 6 tháng tuổi đến 2 tuổi rưỡi. Sau khi răng sữa mọc hoàn tất thì trẻ sẽ có hàm răng đầy đủ gồm 20 chiếc răng sữa. Trước đó, chúng sẽ mọc lên lần lượng theo thứ tự sau: răng cửa hàm dưới, răng cửa hàm trên, răng cối sữa thứ nhất, bé mọc răng nanh hàm trên hàm dưới và sau cùng là răng cối thứ hai.
Do cơ địa và sức khỏe của từng trẻ là khác nhau nên tiến trình mọc răng sữa cũng không giống nhau. Có trẻ mọc răng sớm khoảng 3, 4 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng nhưng cũng có thể bé mọc răng muộn khi đã được 8,9 tháng vẫn chưa mọc chiếc răng nào. Điều này là hoàn toàn bình thường nên không gây ảnh hưởng gì đến trẻ. Nhưng nếu trẻ đã hơn 1 tuổi mà vẫn chưa mọc răng sữa thì chắc chắn là biểu hiện bé mọc răng chậm.
Ở những bé mọc răng chậm nhưng cơ thể vẫn phát triển thể chất bình thường thì khả năng cao là do sinh lý của trẻ. Còn nếu trẻ chậm mọc răng đồng thời bị còi cọc, nhẹ cân, không đủ chiều cao, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm,… thì rất có thể là bé mọc răng chậm do chế độ dinh dưỡng bổ sung chưa hợp lý.
2. Nguyên nhân khiến bé mọc răng muộn
2.1 Nguyên nhân khách quan
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà hay bố mẹ từng gặp phải vấn đề này thì con cái có thể gặp phải tình trạng tương tự, lúc này bạn nên chờ thêm đến khi trẻ mọc răng.
- Do thời điểm sinh sớm/muộn khác nhau: Chậm mọc răng thường xảy ra ở những trẻ bị sinh non, sinh thiếu tháng, thiếu cân.
- Do nhiễm khuẩn khoang miệng: Các bệnh lý viêm lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng làm ảnh hưởng đến mầm răng của trẻ và khiến trẻ chậm mọc răng.
2.2 Nguyên nhân chủ quan
- Do suy tuyến giáp: Suy tuyến giáp không chỉ khiến bé mọc răng chậm mà còn khiến trẻ chậm nói, thừa cân.
- Do thiếu vitamin D: Bé chậm mọc răng có thể là do cơ thể thiếu vitamin D nên không thể sử dụng canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng.
- Do thiếu canxi: Khi bị thiếu canxi mầm răng sẽ kém phát triển và rất khó có thể nhú ra khỏi lợi.
- Thiếu MK7: Đây là một loại vitamin K2 có nhiệm vụ chính là đưa Canxi ở màu vào xương và răng, nên nếu thiếu MK7 cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.
- Hấp thụ quá nhiều Photpho: Trẻ thừa Photpho sẽ bị thiếu Canxi do thành phần Photpho ngăn cản quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể.
- Suy dinh dưỡng: Nếu cơ thể của trẻ kém phát triển sẽ không thể cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động của trẻ. Điều này cũng khiến răng bé mọc muộn hơn những bé có thể chất tốt, có đủ dinh dưỡng.
- Trẻ mắc một số bệnh lý: Ở một số trẻ mắc hội chứng Down hoặc gặp các vấn đề về tuyến yên cũng khiến bé mọc răng chậm hơn bình thường.
3. Bé mọc răng chậm có ảnh hưởng gì không?
Đối với những trẻ trên 1 tuổi vẫn chưa mọc chiếc răng nào thì bố mẹ cần hãy đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị sớm, tránh để tình trạng này kéo dài bởi nó sẽ gây ra nhiều biến chứng không tốt về sau. Cụ thể là:
- Viêm quanh thân răng do răng vẫn nằm ở dưới nướu lợi.
- Răng vĩnh viễn sau này sẽ mọc lệch do bé chậm mọc răng sữa.
- Sâu răng ngay cả khi răng ở dưới nướu, vi khuẩn sâu răng vẫn phát triển mạnh và dần lây lan sang các răng khác dẫn đến hiện tượng sâu răng hàng loạt.
- Khi răng sữa mọc lên quá muộn có thể xảy ra hiện tượng “hàm răng đôi”, tức là có hai hàm răng cùng tồn tại trên cung hàm là răng sữa và răng vĩnh viễn.
4. Cần làm gì khi bé mọc răng chậm?
Để xử lý tình trạng bé mọc răng chậm thì trước hết bố mẹ cần xem xét tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Ngay từ giai đoạn mang thai và cho con bú, mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bằng đa dạng các loại thực phẩm chứ không nên kiêng cữ quá nhiều. Đặc biệt là các thực phẩm có chứa canxi, vitamin,… để đảm bảo bé phát triển toàn diện nhất. Đối với những bé mọc răng chậm, bố mẹ cần:
4.1 Thay đổi thói quen hàng ngày
- Cần bổ sung Canxi và Vitamin D cho bé mỗi ngày, nếu có sử dụng thuốc thì phải có chỉ định của bác sĩ.
- Nên tắm nắng cho bé vào buổi sáng trung bình 15-30 phút mỗi ngày để bổ sung Vitamin D.
4.2 Cải thiện dinh dưỡng cho bé
- Bổ sung các thành phần dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là canxi từ sữa và các chế phẩm sữa như sữa chua, phô mai,…
- Thực đơn ăn uống hàng ngày phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất: đường, đạm, tinh bột, chất béo,… Trong đó, chất đạm là thành phần cần chú trọng nhiều nhất.
- Nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả tươi hoặc ép lấy nước cho bé uống.
- Bố mẹ hãy tập dần cho bé thói quen ăn uống theo thời gian biểu và hạn chế ăn vặt.
- Nên để bé ngủ đủ giấc và khuyến khích bé vận động nhiều hơn sẽ giúp kích thích bé trẻ ăn uống ngon miệng hơn, tránh suy dinh dưỡng.
Xem thêm:
Mẹo giúp bé mọc răng không đau?
Trẻ mọc răng hàm bị đau phải làm sao?
Bé chậm mọc răng mặc dù không nguy hiểm nhưng vẫn gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe răng miệng sau này của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ hãy chú ý đến thời điểm mọc răng của bé và nếu nhận thấy răng bé mọc chậm bất thường thì hãy đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám và đưa ra giải pháp khắc phục.