Triệu chứng sốt khi mọc răng ở trẻ nhỏ khá thường gặp, đặc biệt là giai đoạn bé mọc răng nanh. Khi đó, cơ thể của bé luôn trong trạng thái mệt mỏi, luôn cáu kỉnh và hay quấy khóc về đêm khiến bố mẹ gặp khó khăn trong việc chăm sóc cho trẻ.
Nội dung bài viết
1. Bé mọc răng nanh khi nào?
Trẻ sẽ mọc răng nanh sữa đầu tiên ở hàm trên vào thời điểm tháng thứ 16-18 sau khi sinh. Hai chiếc răng nanh hàm dưới sẽ mọc muộn hơn đôi chút vào khoảng tháng thứ 17 đến 22. Thời gian mọc răng này sẽ có sự chênh lệch tương đối phụ thuộc vào cơ địa của trẻ, chế độ dinh dưỡng, tốc độ mọc răng,…
2. Dấu hiệu trẻ mọc răng nanh
Khi trẻ mọc răng nanh hàm trên hoặc hàm dưới cũng đều có những dấu hiệu mà phụ huynh có thể quan sát được. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp theo như các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ chia sẻ.
2.1 Trẻ bị sốt khi mọc răng nanh
Hiện tượng sốt khi mọc răng là phản ứng rất bình thường của cơ thể và thường sẽ dao động trong khoảng 38-38,5 độ. Nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn kèm theo tình trạng nướu bị sưng viêm hay các triệu chứng bất thường nào khác, ba mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện kịp thời.
2.2 Nước dãi chảy nhiều
Chảy nước dãi là một cơ chế của cơ thể khi mọc răng nhằm vừa làm sạch nướu răng vừa làm dịu đi cơn đau nhức. Do cấu tạo răng miệng của trẻ chưa được hoàn thiện nên khả năng kiểm soát hoàn toàn nước bọt là tương đối khó khăn. Do đó, trẻ sẽ bị chảy nước dãi khá nhiều khi mọc răng.
2.3 Trẻ khó chịu, quấy khóc
Trẻ mọc răng nanh sẽ gặp những cơn đau nhức khó chịu do nướu và lợi bị sưng tấy, ngứa ngáy khó chịu. Do đó, trẻ sẽ thể hiện thái độ gắt gỏng, khó chịu và dễ quấy khóc hơn hẳn so với bình thường.
2.4 Xuất hiện tình trạng biếng ăn, lười ăn
Bên cạnh thái độ khó chịu, em bé khi mọc răng cũng sẽ có dấu hiệu lười ăn trong một vài ngày. Cảm giác ăn lúc này cũng không được ngon miệng khi enzyme tập trung hỗ trợ răng nanh nhanh chóng trồi lên và giảm đi lượng enzyme tiêu hóa. Trẻ cũng thường xuyên nhai đồ vật để giảm bớt sự ngứa ngáy ở nướu.
2.5 Bé mọc răng nanh bị đi tướt
Ngoài dấu hiệu bị sốt, trẻ mọc răng còn có thể bị rối loạn tiêu hóa nhẹ và còn được biết đến là tình trạng đi tướt. Enzyme giải phóng trong quá trình mọc răng khi được nuốt sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy, phân sống, không có bọt và màu vàng nhạt. Thường thì tình trạng này sẽ diễn ra 2-3 lần/ngày, một số trường hợp sẽ từ 5-7 lần/ngày.
Ngoài răng nanh thì khi bé mọc răng hàm hay bất kỳ vị trí nào khác cũng sẽ gặp các triệu chứng tương tự như vậy. Đặc biệt là tình trạng mọc răng bị sốt, quấy khóc và biếng ăn.
3. Trẻ mọc răng nanh sốt bao lâu thì hết?
Thông thường sốt mọc răng ở trẻ sẽ kéo dài 3 – 4 ngày. Do tình trạng sốt không phải do mọc răng mà là do nướu bị viêm, sưng tấy nên thời gian bị sốt cũng như mức độ sốt sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng viêm và cách điều trị.
Cơn sốt mọc răng nanh sẽ kéo dài từ 30 – 1 tiếng và có thể ngắn hơn nếu bố mẹ thực hiện một số phương pháp giảm sốt an toàn như chườm mát, chườm ấm, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu tình trạng bé mọc răng nanh bị sốt nghiêm trọng, kéo dài hơn 4 ngày thì bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì rất có thể nguyên nhân sốt không phải do mọc răng.
4. Bé mọc răng nanh bị sốt cao phải làm sao?
Khi trẻ bị sốt do mọc răng nanh, cha mẹ nên bình tĩnh và đo thân nhiệt của trẻ. Nếu nhiệt độ quá cao thì trẻ cần được đưa tới bệnh viện gần nhất để được thăm khám. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để cơn sốt của trẻ không trở nên nghiêm trọng.
- Ba mẹ có thể lau người cho trẻ bằng nước ấm nhằm giúp cơ thể thoát nhiệt và nhanh chóng giảm sốt.
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để cơ thể của bé thoát bớt nhiệt.
- Cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước xảy ra.
- Cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt nhưng cần sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ.
5. Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn sốt mọc răng nanh
Trong giai đoạn mọc răng, bố mẹ sẽ thấy bé nhạy cảm hơn, cáu gắt liên tục và rất khó dỗ dành. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho việc chăm sóc cho trẻ, đặc biệt là tình trạng biếng ăn và quấy khóc về đêm. Vậy phải làm sao để có thể chăm sóc tốt nhất cho bé trong giai đoạn này?
5.1 Massage nướu cho bé
Thực hiện massage nướu nhằm giúp bé thư giãn và giảm đau nhức vùng răng lợi. Mẹ hãy sử dụng bông gạc mềm, đeo vào ngón trỏ rồi nhúng nước ấm, nước muối sinh lý hay các loại nước thảo dược rồi massage nhẹ nhàng trên nướu của trẻ.
5.2 Cho bé uống nước ấm
Trong giai đoạn mọc răng, cơ thể của trẻ dễ bị mất nước. Do đó, mẹ nên bổ sung đầy đủ nước cho bé và lưu ý cho bé uống nước ấm để giúp bé đỡ đau hơn.
5.3 Lau khô nước dãi của trẻ
Mẹ nên lau nước dãi cho trẻ để giảm thiểu vi khuẩn phát triển. Không nên cho bé ngậm đồ chơi hoặc bất kỳ vật nào khác để hạn chế vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng.
5.4 Cho bé ăn các thức ăn dạng lỏng, mềm
Bố mẹ cần xây dựng cho bé một thực đơn ăn uống hợp lý với các món ăn dạng mềm dễ nuốt. Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin để tăng sức đề kháng giúp trẻ nhanh chóng hết sốt mọc răng.
5.5 Hạ sốt khi bé mọc răng nanh bằng cách phương pháp vật lý
Áp dụng một số các phương pháp chườm ấm, chườm mát để hạ sốt toàn thân cho bé nhanh chóng và hiệu quả. Lưu ý nên dùng khăn ấm khoảng 38 – 39 độ đối với chườm ấm và dùng khăn mát khoảng 32 – 35 độ C.
Xem thêm:
Tìm hiểu chức năng của hệ răng sữa là gì?
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ nhằm giúp bố mẹ và bé có một quá trình mọc răng thuận lợi và không mệt mỏi. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào khác thì bố mẹ có thể liên hệ phòng khám răng cho bé theo số hotline 0901.334.334 để được giải đáp nhanh chóng.